Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 27 tháng 4 năm 2022 | 10:51

Hướng đi mới của “Tỷ phú trái cây”

Bằng việc sản xuất trái cây (sầu riêng, bơ…) theo tiêu chuẩn VietGAP, HTX trái cây sạch Đinh Lạc không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước sản phẩm đạt chất lượng mà còn hướng tới xuất khẩu, từ đó đem lại kinh tế cao cho các hộ liên kết.

Hướng đi mới

Đến thăm vườn cây ăn quả của gia đình ông Hoá, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đầu tư khoa học, bài bản cho vườn cây trái của ông.

Ông Hoá chia sẻ: Gia đình từ Nam Định vào xã Đinh Lạc năm 1990 theo diện kinh tế mới. Cũng như các hộ dân xung quanh, ban đầu, diện tích đất của gia đình trồng cà phê, đến năm 2003, giá cà phê xuống chạm đáy, 4.000 đồng/kg. Thấy hiệu quả kinh tế không còn cao nữa, ngay lúc ấy, Công ty Dona ở Long Khánh (Đồng Nai) về giới thiệu và bán giống cây sầu riêng, tôi quyết định mua và trồng xen khoảng 100 cây trên diện tích cà phê. Sau 4 năm chăm sóc, cây cho ra trái bói, hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng cà phê thuần. Đến năm 2014, khi giá sầu riêng ổn định, tôi quyết định phá bỏ toàn bộ diện tích cà phê để trồng sầu riêng, bơ.

Sầu riêng của ông được chăm sóc theo đúng kỹ thuật nên năng suất mỗi năm một tăng. Mặt khác, năm 2018, ông mạnh dạn áp dụng thử kỹ thuật mới cho sầu riêng bằng cách, một nửa diện tích vườn ông cho hoa đúng vụ, nửa còn lại lặt bông cho quả trái vụ nên sầu riêng của ông có thể thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 11, tránh ứ đọng nông sản, giá trị vì thế mà cao hơn.

 

up.jpg
Ông Nguyễn Văn Hoá áp dụng kỹ thuật cho sầu riêng trái vụ đem lại giá trị kinh tế cao.

 

Gia đình ông Hoá là một trong những hộ nhạy bén, đi đầu trong việc chọn hướng đi mới. Quả thật, với 5ha đang canh tác sầu riêng xen bơ, trong đó có 3ha đang cho thu hoạch; trung bình gia đình ông thu về hơn 100 tấn trái sầu riêng mỗi mùa. Với giá 40-45 ngàn đồng/kg, trừ chi phí phân bón, nước, thuốc, công chăm sóc và trả công người lao động, người làm thuê, gia đình ông thu về hơn 3 tỷ đồng, trở thành hộ có mức thu nhập cao nhất xã. Bởi vậy, người dân trong vùng đặt cho ông biệt danh: “Tỷ phú trái cây”.

Hiện tại, ông đang mở rộng thêm hơn 3ha sầu riêng tại xã Hoà Trung, thành lập HTX trái cây sạch xã Đinh Lạc liên kết với nông dân mở rộng thị trường tiêu thụ.

HTX trái cây sạch xã Đinh Lạc được thành lập tháng 3/2020, có 20 thành viên với 50ha sản xuất trái cây là sầu riêng, bơ theo quy trình VietGAP. Với quy trình sản xuất cây ăn trái theo hướng an toàn, đạt tiêu chuẩn chất lượng nên sản phẩm đã được nhiều thị trường đón nhận.

Theo đó, tất cả vườn cây trái của HTX đều được thực hiện đúng theo tiêu chuẩn và yêu cầu của quy trình VietGAP: sản xuất có sổ theo dõi rõ ràng, cách viết nhật ký theo quy trình, vẽ sơ đồ nhà vườn; nông dân được tham gia các lớp tập huấn về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thời gian cách ly đảm bảo không tồn đọng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sau thu hoạch. Mỗi năm, HTX cung ứng ra thị trường khoảng 500 tấn sầu riêng và khoảng 100 tấn bơ cho hệ thống các chợ, siêu thị và xuất sang Trung Quốc với giá bán cao hơn thị trường trong nước 15-20%.

Hình thành vùng chuyên canh

Ông Nguyễn Văn Hoá, Giám đốc HTX trái cây sạch xã Đinh Lạc, cho biết, vừa qua, sản phẩm của HTX đã được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Khi sản phẩm được cấp chứng nhận này nghĩa là đã đạt chất lượng, được thị trường đón nhận, đặt biệt là hệ thống các siêu thị và thị trường xuất khẩu. Trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều nông sản gặp khó khăn trong khâu sản xuất và tiêu thụ, nhưng nhờ có liên kết tiêu thụ với siêu thị và thị trường xuất khẩu nên các mặt hàng trái cây của HTX vẫn được xuất bán với giá chấp nhận được.

Bắt đầu từ vụ thu hoạch năm nay, sản phẩm trái cây của HTX khi được bán vào hệ thống các siêu thị, cửa hàng trái cây sạch sẽ được gắn tem truy xuất nguồn gốc. Trên mỗi sản phẩm đều thể hiện rất rõ đặc trưng của loại quả, nơi sản xuất, thậm chí đến từng hộ, trên trang web có hình ảnh, nơi sản xuất, ngày sản xuất...

Ông Bùi Như Thịnh, Chủ tịch UBND xã Đinh Lạc, cho biết: HTX trái cây sạch Đinh Lạc tuy mới vừa thành lập, song cho thấy hiệu quả mang lại rất lớn, không những là cầu nối tiêu thụ trái cây của nông dân mà từ đây giúp Đinh Lạc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành vùng chuyên trồng trái cây của huyện. Đây là cơ hội cho trái cây Đinh Lạc khẳng định được chất lượng của mình trên thị trường và trong lòng của người tiêu dùng. Kể từ đây, trái cây xã Đinh Lạc có được thương hiệu, được đo lường chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng sức cạnh tranh với các loại trái cây khác trong nước, từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ, đặt biệt là thị trường xuất khẩu. Đồng thời, tránh được điệp khúc “được mùa mất giá, được giá mất mùa”.

 

Hoàng Yên
Ý kiến bạn đọc
  • Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Mới đầu hè, các huyện miền núi tỉnh Phú Yên như Sông Hinh, Sơn Hoà, Đồng Xuân đã đối mặt với “cơn khát”, khi nhiều ao hồ khô cạn, cây trồng thiếu nước...

  • Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Kế hoạch số 145 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn năm 2024, nhằm thực hiện việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả, không đảm bảo nước tưới, năng suất thấp sang trồng các loại cây hàng năm, lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

  • Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã và đang nỗ lực triển khai các mô hình hỗ trợ sinh kế, bước đầu đạt kết quả khả quan, tạo động lực cho người dân trong hành trình thoát nghèo.

Top