Sau hơn 10 năm, đưa cây khoai mài từ rừng về vườn nhà thành công, năm 2020, khoai mài Hương Sơn được mùa, được giá.
Ông Nguyễn Thái Hiệp, thôn 7, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), cho biết, năm 1999, ông là người đầu tiên thử nghiệm đưa cây khoai mài từ rừng sâu, về trồng ở vườn nhà. Tuy nhiên, phải đến năm 2017, mới thành công như ngày nay.
Ông Hiệp bên củ khoai mài, dự kiến 6 kg, 300.000 đồng
Buổi đầu, đưa cây khoai mài về vườn nhà, ông Hiệp trồng trên 2 ha đất đồi trọc. Sau nhiều năm thử nghiệm, mày mò, tìm cách trồng phù hợp, ông đã rút ra kinh nghiệm, ở trong rừng, chủ yếu là bụi rậm, thiếu ánh sáng, nên cây khoai phát triển chậm.
Nay, trồng trên đồi, cây được quang hợp tốt, lớn nhanh, củ to, chất lượng tốt. Khoai mài, dễ tính, dễ trồng, nhưng phải “thuận thiên”, nghĩa là phải phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu. Ví như, năm 2018, khoai mài đào trong rừng về cũng hỏng, ở vườn nhà cũng hỏng (chỉ đạt 40 – 50%)
Thắng lợi nhất là năm 2017, củ đẹp, chất lượng tốt, có gia đình thu được củ khoai dài gần 2 m. Đây cũng là năm, cây khoai mài Hương Sơn bắt đầu “trình làng” với bà con cả nước, khách hàng chủ yếu ở các địa phương trong vùng và chuyển đi T.p Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Theo đó, khoai mài trồng 1 năm mới có thu hoạch, hiện, ông Hiệp đã thu được khoảng 0,5ha, tương đương 2,5 tấn, với giá bán bình quân 50.000 đồng/kg tại vườn.
Ông Hiệp bên vườn khoai mài vẫn xanh tốt chưa thu hoạch
“Đồng thời, sau nhiều năm chú tâm nghiên cứu, mày mò, gia đình đã tìm ra bí quyết, có khách mua đến đâu, sẽ thu hoạch đến đó, không thu hoạch trước (nếu cứ để dài ngày trong lòng đất, khoai mài vẫn không bị hỏng).
Chúng tôi có “mẹo” riêng, để không cho cây tái mọc lại, nhưng củ vẫn bình yên trong lòng đất. Được biết, thời gian “cư ngụ” trong lòng đất của khoai mài có thể từ đầu năm nay đến đầu năm sau, như khi nó ở trong rừng, chưa có ai đào” – ông Hiệp cho biết thêm.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…