Kết nối tiêu thụ dưa hấu và một số nông sản có thế mạnh tại Quảng Ngãi
Hội nghị “Kết nối tiêu thụ dưa hấu và một số nông sản có thế mạnh tại Quảng Ngãi” là diễn đàn để các doanh nghiệp, người sản xuất trao đổi khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, tiêu thụ dưa hấu và một số nông sản ở miền Trung.
Sáng ngày 17/4, tại Quảng Ngãi, Bộ Công thương phối hợp UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị “Kết nối tiêu thụ dưa hấu và một số nông sản có thế mạnh tại Quảng Ngãi”.
Năm 2017, sản lượng dưa hấu cả nước đạt khoảng 1,5 triệu tấn, được trồng tập trung tại khu vực phía Bắc (Hải Dương, Nam Định, Vĩnh Phúc, Phú Thọ), Nam Trung Bộ (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) và vùng ĐBSCL.
Người nông dân Quảng Ngãi hầu như chưa gắn kết được với các hệ thống phân phối bán lẻ tiêu thụ sản phẩm trực tiếp, mà chủ yếu thông qua thương lái; chưa hình thành được chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ bền vững; phong trào xây dựng cánh đồng mẫu lớn và liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa nông dân với các doanh nghiệp còn rất hạn chế.
Mùa dưa hấu tại Trung Quốc cũng kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 8, 9 hằng năm, lệch không nhiều so với mùa vụ thu hoạch dưa hấu của Việt Nam. Vì vậy, khi dưa hấu Trung Quốc thu hoạch thì ở Việt Nam cũng vào mùa thu hoạch, nên hạn chế nhập khẩu dưa từ Quảng Ngãi. Vì vậy, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi lưu ý rằng nếu trồng dưa hấu để xuất sang Trung Quốc thì nên trồng sao cho thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 4, lúc đó nhu cầu dưa hấu của thị trường phía bạn rất lớn.
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trong năm 2017, các doanh nghiệp phía Trung Quốc đã ký kết với 3 hợp đồng nguyên tắc với các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, qua đó, diện tích trồng dưa hấu tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, đến nay sản phẩm dưa hấu vẫn chưa có đối tắc hợp đồng thu mua.
Dưa hấu chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường trong nước chiếm khoảng 80%, xuất khẩu khoảng 20%, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 85%-90% tổng sản lượng dành cho xuất khẩu, chủ yếu xuất khẩu qua cửa khẩu Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn). Năm 2017, xuất khẩu dưa hấu của Việt Nam đạt 95,4% triệu USD, chiếm 3,4% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây.
Trước đó, ngày 16/4, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã tổ chức chuyến thực tế tại huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh của tỉnh Quảng Ngãi cho đại diện 7 sở công thương cùng hàng chục thương nhân hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu dưa hấu trong và ngoài nước.
Chia sẻ với đoàn công tác, bà Huỳnh Thị Nguyệt ở thôn An Quang, xã Bình Thanh Tây, huyện Bình Sơn, than vãn: “Thời điểm này giá dưa đã tụt xuống còn 5,5 nghìn đồng/kg, trong khi giá đầu tháng ở mức gần gấp đôi. Trung bình 1 sào (500m2) sẽ cho thu hoạch khoảng 1,5 tấn dưa và hầu như năm nào dưa cũng đạt năng suất cao. Tuy nhiên, từ năm này qua năm nọ, dưa đến kỳ thu hoạch thì thương lái mới tìm tới xem hàng và ngã giá. Chính điều này khiến chúng tôi rất bị động vì nếu lỡ thương lái quay lưng thì chúng tôi chẳng khác nào ngồi trên đống lửa. Để rồi cậy nhờ khắp nơi giải cứu dưa như nhiều năm trước”.
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết: Qua khảo sát trồng và tiêu thụ dưa hấu tại Quảng Ngãi vẫn còn khó khăn, do quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ, chủ yếu theo hộ nông dân nhỏ lẻ, phân tán nên hoạt động nông sản thường diễn ra tự phát và theo phong trào. Đôi khi xuất phát từ tín hiệu thu mua của các thương lái nước ngoài do dự thiếu hụt đột biến nguồn cung tạm thời của thị trường, dẫn đến việc các hộ nông dân mở rộng quy mô sản xuất tràn lan, khiến nguồn cung nội địa vượt nhu cầu thị trường, tạo áp lực cho vấn đề tiêu thụ dưa hấu.
“Từ ngày 01/4/2018, phía Trung Quốc yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm hoa quả xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường Trung Quốc. Tại Hội nghị, đại diện Bộ Công thương đề nghị các doanh nghiệp, HTX sản xuất kinh doanh nông sản trong quá trình sản xuất, kinh doanh phải đáp ứng quy trình sản xuất nông sản an toàn, đảm bảo đủ yêu cầu về sản phẩm của phía bạn” - ông Trần Duy Đông lưu ý.
Cũng tại Hội nghị, đã diễn ra ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Sở Công thương các tỉnh hỗ trợ tiêu thụ dưa hấu và một số nông sản khác; các tổ chức sản xuất chế biến dưa hấu và một số nông sản khác ký kết với các nhà phân phối.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.
Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.