Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đã cận kề, nhưng nhà vườn hoa ly ở Trâu Quỳ huyện Gia Lâm (Hà Nội) thiệt hại tới 2/3, do khách huỷ đơn hàng.
Anh Nguyễn Xuân Xuyên, Khu đô thị 31 ha Trâu Quỳ, Gia Lâm cho biết, gia đình anh chuyên nghề trồng hoa 6 năm nay. Tháng 10/2020, anh đã nhập khẩu 6 vạn củ hoa ly lùn, giống Hà Lan, giá 6.000 đồng/củ.
Mặc dù khách đã huỷ đơn hàng, nhưng vợ chồng anh Xuyên vẫn chăm sóc hoa.
Đây là giống hoa ly mới xuất hiện 3 năm nay và có đủ sắc màu, ví như, riêng màu đỏ đã có các loại: đỏ tươi, đỏ nhạt, đỏ đậm; màu vàng, có vàng nghệ, vàng chanh, vàng nhạt, vàng sẫm; màu hồng có hồng phai, hồng đậm.
Ưu điểm của hoa ly lùn, để trên bàn rất đẹp và không có mùi thơm như hoa ly cao, buổi tối đi ngủ không phải đưa ra khỏi nhà. Ngoài ra, độ bền của ly lùn cũng rất cao, từ bông đầu tiên nở đến lúc tàn khoảng 10 ngày.
Mặt khác, ly lùn còn có ưu điểm giá cả vừa phải, so mức thu nhập của người dân. Ví như, một chậu 3 cành, khoảng 70.000– 80.000 đồng (giá xuất vườn năm 2020 là 55.000 – 60.000 đồng/chậu). Chậu 5 cành 130.000 – 150.000 đồng/chậu (giá xuất vườn 90.000 – 95.000 đồng)
Song, đón Tết Tân Sửu năm 2021, chậu 3 cây giá xuất vườn chỉ còn khoảng 35.000 – 40.000 đồng/chậu. Với giá này, nhà vườn lỗ to, song, vẫn không có ai mua, đến giờ phút này, mới xuất được khoảng ¼.
Hoa ly đến ngày xuất vườn nhưng khách vắng teo.
“Đây là một cái Tết kém vui, do dịch Covid-19 bùng phát đúng vào thời điểm hoa ly xuất vườn. Khách hàng chủ yếu ở khu vực phía Bắc, lâu nay vẫn đặt hàng, đã gọi điện huỷ hợp đồng hàng loạt, một số rút xuống chỉ còn 1/3. Dự kiến thiệt hại 2/3, khoảng 500 triệu đồng” – anh Xuyên cho biết thêm.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…