Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 29 tháng 6 năm 2019 | 17:34

Kháng nghị giám đốc thẩm Cty TNHH Naria Vina sa thải LĐ trái pháp luật

Sau một thời gian nghiên cứu hồ sơ tài liệu về việc sa thải trái pháp luật của Công ty TNHH Naria Vina, Tòa án nhân dân Tối cao đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 01/2019/KN-LĐ đối với Bản án lao động phúc thẩm số 98/2017/LĐ-PT.

Công ty TNHH Naria Vina (xóm 5, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) sa thải công nhân trái pháp luật đã được hai cấp tòa xét xử.
 
Không đồng tình với bản án mà Tòa án hai cấp đã tòa tuyên, các nữ công nhân đã có đơn xin xét xử giám đốc thẩm.
 
Sau một thời gian nghiên cứu hồ sơ tài liệu vụ việc, ngày 13/6/2019, Tòa án nhân dân Tối cao đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 01/2019/KN-LĐ đối với Bản án lao động phúc thẩm số 98/2017/LĐ-PT ngày 18/4/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
 

 Trụ sở Công ty TNHH Naria Vina tại xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Trong quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, Tòa án nhân dân Tối cao nêu rõ:
 
Đối với việc xác định mức lương làm căn cứ tính bồi thường: Khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động quy định “ Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác”.
 
Như vậy, mức lương làm căn cứ để tính bồi thường cho người lao động theo quy định tại Khoản 1, Điều 42, Bộ luật Lao động, bao gồm cả phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chỉ căn cứ vào mức lương chính 1.994.000 đồng/tháng để tính bồi thường là chưa đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
 
Trong quá trình giải quyết vụ án, người lao động có yêu cầu Công ty TNHH Naria Vina bồi thường tiền công lao động ngoài giờ chưa trả. Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu này của nguyên đơn; Tòa án phúc thẩm chấp nhận nhận yêu cầu, buộc Công ty TNHH Naria Vina bồi thường 01 tháng lương đối tất cả các nguyên đơn đều không đúng. Trong trường hợp này, Tòa án cần căn cứ vào thời gian làm việc của từng người để quyết định mức bồi thường tương ứng.

Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của TANDTC

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 1, Điều 42, Bộ luật Lao động, trong trường hợp sa thải người lao động trái pháp luật, người sử dụng lao động còn phải trả tiền BHXH, BHYT trong những ngày người lao động không được làm việc. Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm không xem xét giải quyết nội dung này là chưa đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
 
Bởi các lẽ trên, Tòa án nhân dân Tối cao đã ra Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với Bản án lao động phúc thẩm số 98/2017/LĐ-PT ngày 18/4/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội. Đề nghị Hội đồng thảm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy bản án lao động phúc thẩm số 98/2017/LĐ-PT ngày 18/4/2017 của Tòa án cấp cao tại Hà Nội, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Tạm đình chỉ thi hành Bản án lao động phúc thẩm số 98/2017/LĐ-PT ngày 18/4/2017 của Tòa án cấp cao tại Hà Nội cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.

 Chị Đinh Thị Ánh, một trong 7 công nhân trong vụ án sa thải trái pháp luật của Công ty TNHH Naria Vina.

 

Trao đổi với phóng viên khi nhận được Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân Tối cao, chị Đinh Thị Ánh, đại diện cho những người lao động bị Công ty TNHH Naria Vina sa thải trái pháp luật, cho biết: Khi cầm trên tay quyết định, nước mắt tôi muốn trào ra vì sung sướng bởi các cơ quan chức năng cấp trên vẫn quan tâm bảo vệ những người lao động "thấp cổ bé họng", nhất là những lao động nữ chúng tôi và đề cao thượng tôn pháp luật của các cơ quan cấp trên.
 
Chị Ánh cũng không quên cảm ơn Báo Kinh tế nông thôn và các cơ quan báo chí khác đã đồng hành với các chị trong thời gian qua cũng như trong thời gian sắp tới và mong muốn rằng trong phiên xét xử sắp tới Hội đồng thẩm phán cũng như những cơ quan cấp trên xét xử nghiêm minh trước pháp luật hành động của ông Cho Jong Sik, Giám đốc Công ty TNHH Naria Vina đã cố tình vi phạm pháp luật, sa thải cả một tập thể người lao động đều là phụ nữ đang nuôi con nhỏ trái với quy định của Bộ luật Lao động Việt Nam; tự làm ra các văn bản ngày 28/01/2014 nhằm che đậy những hành vi sai trái của mình để đối phó với các cơ quan chức năng làm sai lệch nghiêm trọng hồ sơ bản án, dẫn đến sự việc khéo dài gây lãng phí thời gian công sức của các cơ quan chức năng.
 

Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin sự việc trên.

 

 

Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top