Từ các mô hình sản xuất theo chuỗi bền vững giữa doanh nghiệp và nhà nông ở vùng Xuân Trường, Đà Lạt và Nam Ban, Hoài Đức, Lâm Hà đã mở ra những triển vọng nâng cao chất lượng và giá trị cạnh tranh của sản phẩm cà phê chè đặc trưng cao nguyên Lâm Đồng.
Một trong những vườn cà phê chè sản xuất theo chuỗi liên kết bền vững, đạt năng suất cao trên địa bàn Lâm Đồng.
Kỹ thuật mới, năng suất tăng
Lâm Đồng với các tiểu vùng khí hậu Đà Lạt, Lạc Dương, Lâm Hà, Đơn Dương… rất phù hợp phát triển các giống cà phê chè chất lượng cao. Đến nay, trên diện tích hơn 16.300ha cà phê chè kinh doanh, ngành nông nghiệp Lâm Đồng từng bước chuyển giao các quy trình kỹ thuật mới về cải tạo và bồi dưỡng đất, bón phân cân đối, tưới nước tiết kiệm, trồng cây che bóng, chắn gió, các biện pháp chống xói mòn… tăng năng suất bình quân lên từ 2,6 – 3,2 tấn nhân khô/ha/năm.
Theo nhận định của Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, mức năng suất bình quân 2,6- 3,2 tấn nhân khô/ha cà phê nói trên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế đất đai, khí hậu của cao nguyên Lâm Đồng. Bởi vậy, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã tiếp tục xây dựng 90ha diện tích mô hình sản xuất cà phê chè theo chuỗi liên kết bền vững giữa 192 hộ nông dân ở vùng Nam Ban và xã Hoài Đức (huyện Lâm Hà), cùng với vùng Xuân Trường (thành phố Đà Lạt) với 2 doanh nghiệp là Công ty TNHH thương phẩm Alantic Việt Nam và Công ty TNHH Hải Phương Nam.
Đi vào khởi động mô hình liên kết, Trung tâm phối hợp cùng 2 doanh nghiệp trên tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn UTZ và 4C, đồng thời thường xuyên kiểm tra trên từng vườn cà phê của nông hộ kết hợp với hướng dẫn cách ghi đầy đủ nhật ký sản xuất từ bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đến thu hái và bảo quản sau thu hoạch… làm căn cứ đánh giá mô hình.
Kết quả, qua một vụ mùa canh tác cà phê chè theo mô hình liên kết, anh Hán Quỳnh Châu, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho biết: “Qua các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cà phê bền vững theo tiêu UTZ và 4C ở các vùng Nam Ban, Hoài Đức, huyện Lâm Hà và Xuân Trường, thành phố Đà Lạt, từng hộ nông dân đã nâng cao nhận thức và thực hành đầy đủ quy trình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiết kiệm chi phí đầu vào… Đặc biệt, tiếp cận với thị trường tiêu thụ ổn định sản phẩm cà phê chè tại Công ty TNHH thương phẩm Atlantic và Công ty TNHH Hải Phương Nam”.
Ổn định đầu vào và đầu ra
Theo đó, các nông hộ chú trọng thực hành kỹ thuật tỉa cành, tạo hình khung tán cho cây cà phê phát triển bền vững; sử dụng phân bón hiệu quả trên cây cà phê với hai mùa mưa- nắng. Bên cạnh đó, các hộ còn tận dụng vỏ cà phê để ủ làm phân hữu cơ bổ sung dinh dưỡng trở lại vườn cây. Trong quá trình phòng trừ dịch hại tổng hợp đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, chỉ bơm phun thuốc đối với những cây nhiễm bệnh. Tuyệt đối không bơm phun thuốc diệt cỏ, thay vào đó là cắt cỏ bằng máy hoặc bằng các dụng thủ công khác.
Theo dõi trong vụ thu hoạch vừa qua, anh Châu nói thêm: “Việc thâm canh áp dụng đầy đủ quy trình sản xuất bền vững, đã tăng năng suất cà phê chè từ 2,6-3,2 tấn nhân khô/ha/năm lên 3,5-4 tấn nhân khô/ha. Đáng kể, Công ty TNHH thương phẩm Atlantic Việt Nam và Công ty Hải Phương Nam đã bao tiêu toàn bộ sản phẩm cà phê chè của nông hộ, trong đó giá trị được cộng thưởng thêm 400- 600 đồng/kg nhân khô…
Một trong những giải pháp để tăng năng suất lên 3,5-4 tấn nhân khô/ha là, nông hộ đã áp dụng đúng quy trình kỹ thuật thu hái cà phê trong vườn cây trái đạt độ chín từ 90- 95%. Tình trạng thu trái cà phê hái xanh không còn xảy ra ở vườn mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết bền vững. Cà phê chín sau khi thu hái được phơi trên nền sân sạch, nên khi đưa vào chế biến thành sản phẩm hạt nhân khô không bị hao hụt và đạt chất lượng khá cao.
Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, những mô hình sản xuất cà phê chè theo chuỗi liên kết bền vững ở vùng Nam Ban, Hoài Đức (huyện Lâm Hà) và vùng Xuân Trường (thành phố Đà Lạt) có tác động tích cực đến những khu vực canh tác cà phê lân cận. Thống kê hiện nay đã nhân rộng gần 18.600 hộ nông dân với gần 41.000ha diện tích cà phê các loại tham gia tập huấn và thực hành bước đầu sản xuất bền vững theo tiêu chuẩn 4C và UTZ của thế giới.
Văn Việt
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…