Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 3 tháng 12 năm 2017 | 9:0

Khơi dòng sữa tươi sạch từ nơi địa đầu của Tổ quốc

Một trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao với quy mô 10.000 con với 663 ha đất trồng cây nguyên liệu vùng lõi và hơn 2.000 ha đất trồng cây nguyên liệu thức ăn cho bò sữa sẽ được Tập đoàn TH gây dựng tại Vị Xuyên (Hà Giang).

Nó như một “giấc mơ có thật” đối với nhiều người dân nghèo ở vùng đất cằn cỗi, còn nhiều dấu tích bom đạn này.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, bà Thái Hương- Chủ tịch HĐQT tập đoàn TH và các đại biểu thực hiện các nghi thức động thổ

Dự án “khủng” trên đất nghèo

Mảnh đất Vị Xuyên từng là nơi chiến đấu ác liệt trong chiến tranh biên giới, giờ đất đã nở hoa với Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao Hà Giang. Con em những người lính xưa sẽ trở thành những "người lính dũng cảm"- công nhân TH true MILK - chiến đấu với đói nghèo.

Với vốn đầu tư dự kiến lên tới 4.500 tỷ đồng, tập đoàn TH đã lựa chọn xây dựng 2 dự án ở các huyện nghèo vào bậc nhất, nhì của tỉnh biên giới Hà Giang. Cụ thể, đó là dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao Hà Giang đã được động thổ tại xã Phong Quang, Vị Xuyên. Cùng với đó, TH cũng công bố dự án trồng và chế biến dược liệu công nghệ cao tại 3 huyện Xí Mần, Hoàng Su Phì và Bắc Mê.

Sinh ra và lớn lên ở Hà Giang, lại có một thời gian khá dài trong quân ngũ, ông Ánh Đức Toàn – cựu chiến binh ở thôn Bản Mán (Vị Xuyên) rất thấm thía những gian khổ mà mảnh đất và con người Vị Xuyên phải trải qua trong thời kỳ bom rơi, đạn nổ.

Ông Toàn kể, trước đây, vùng đất này giống như “túi hứng đạn” của trận địa Vị Xuyên. Trong thời gian xảy ra giao tranh, đây là hậu cứ các đơn vị trên Minh Tân, cửa khẩu Thanh Thủy và trận địa pháo Xỉu Lao Chải, bom đạn rất ác liệt. 

“Sau thời gian tham gia quân đội giải ngũ trở về, tôi cùng dân làng phải làm lại từ cái chuồng lợn đến cái cột nhà bằng tre... vì tất cả đã bị bom đạn cày nát. Đất đai cằn cỗi lại thiếu nước nên mỗi năm chỉ trồng được 1 vụ lúa vào tháng 5, tháng 6, còn vụ xuân hè thì trồng ngô cây được cây mất. Chính vì vậy, dân ở đây phần lớn kinh tế vẫn rất khó khăn” - ông Toàn nói.

Khi được tin sẽ có một trang trại quy mô lớn và một nhà máy chế biến công nghệ cao mọc lên trên chính mảnh đất cằn cỗi này, ông Toàn vui lắm. Ông cho biết, nhiều nông dân trong vùng cũng đã được mời tới trang trại bò sữa TH tại Nghệ An, tận mắt chứng kiến mô hình chăn nuôi bò sữa công nghệ cao của TH nên đều tin tưởng vào sự thành công.

“Nếu dự án thành công chúng tôi sẵn sàng trồng ngô, trồng cỏ để bán lại. Tôi tính rồi, nếu trồng ngô để lấy hạt thì mỗi năm chỉ trồng được 2 vụ, 1 vụ hè thu, 1 vụ xuân hè, nếu trồng bán cho công ty thì sẽ trồng được 3 vụ, không sợ mất mùa, ngô chắc hạt cái thì họ thu mua, rõ ràng gia đình sẽ có thu nhập cao hơn. Những ngóc ngách bỏ hoang sẽ lại trồng cỏ được cỏ, có dự án về, đường xá mở mang, người dân cũng có thể bán được sản vật của quê nhà, cuộc sống chắc chắn sẽ sáng sủa hơn” - ông Toàn nói.

 
Ông Ánh Đức Toàn – cựu chiến binh ở thôn Bản Mán (huyện Vị Xuyên) vui mừng khi dự án chăn nuôi bò sữa của Tập đoàn TH được triển khai trên quê hương mình.


“Trải thảm đỏ” đón sữa tươi sạch về Hà Giang

Ông Nguyễn Quang Phi Tín, Giám đốc dự án của Tập đoàn TH, cho biết, dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa của tập đoàn TH đang được triển khai trải dài từ Hà Giang tới Thanh Hóa, Phú Yên, Sóc Trăng... 

“Chúng tôi đang vẽ lại “bản đồ sữa tươi” của Việt Nam. Nét vẽ đầu tiên từ Hà Giang đã bắt đầu thành hình một cách thuận lợi. Năm 2016, tỷ trọng ngành chăn nuôi chỉ chiếm khoảng 28,9% giá trị toàn ngành nông nghiệp Hà Giang, chủ yếu là chăn nuôi lợn, bò vàng... Tới năm 2020, khi dự án đi vào hoạt động, tôi tin tưởng rằng sẽ góp phần quan trọng trong việc làm thay đổi không chỉ tỉ trọng ngành chăn nuôi mà còn thay đổi căn bản phương thức chăn nuôi trên địa bàn vùng đất còn nhiều gian khó này” - ông Tín nói.

Không chỉ là dự án đầu tư “khủng” nhất trong 10 năm trở lại đây ở Hà Giang, ông Nguyễn Văn Sơn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang còn cho rằng, dự án của Tập đoàn TH còn mang tính nhân văn sâu sắc khi đã lựa chọn các huyện nghèo nhất của tỉnh để đầu tư.

“Đây cũng là dự án có quy mô lớn nhưng thời gian giải quyết các thủ tục nhanh nhất. Điều này cũng thể hiện sự quyết tâm về mặt chính trị của tỉnh trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng. Chúng tôi cũng cam kết chia sẻ và đồng hành cùng tập đoàn trong quá trình xây dựng dự án. Không chỉ tạo điều kiện giải quyết các thủ tục hành chính mà tỉnh cũng cam kết xây dựng đường đi, kết nối hạ tầng thuận lợi hơn cho việc triển khai dự án” - ông Sơn nhấn mạnh.

Được biết, khi đi vào hoạt động, dự án dự kiến sẽ tạo việc làm cho khoảng 500 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp thông qua việc liên kết trồng cây nguyên liệu, thức ăn cho bò sữa cũng như thúc đẩy phát triển các ngành kinh doanh dịch vụ khác tại địa phương. 

 
 
Người dân vùng dự án trông đợi sự thay đổi trên mảnh đất quê hương

Chia sẻ với người dân Vị Xuyên, bà Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn TH cho biết, khi lập lại “bản đồ sữa tươi Việt Nam” mong muốn lớn nhất của bà là sẽ đưa được khoa học công nghệ, khoa học quản trị vào việc khơi nguồn và tận dụng được tối đa giá trị của đất đai, con người: “Tiềm năng của đất của dân còn rất lớn. Khi đưa dự án bò sữa về đây, chúng tôi giúp bà con trở thành nông dân 4.0 và nâng cao được thu nhập trên chính mảnh đất của mình” - bà Thái Hương nói.

Đánh giá cao dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao của Tập đoàn TH tại Hà Giang, Tại Lễ động thổ Dự án diễn ra ngày 27/11 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, dự án này có ý nghĩa kinh tế-xã hội rất lớn đối với tỉnh Hà Giang, bởi lẽ, đây là vùng sâu, vùng xa, điều kiện xã hội còn rất khó khăn. Ông cũng bày tỏ ấn tượng về quan điểm của Tập đoàn TH là hài hòa giữa lợi ích của nhà đầu tư với lợi ích của người dân.

Thủ tướng chia sẻ: “Tôi thay mặt Chính phủ đánh giá cao, biểu dương tinh thần quyết đoán của bà Thái Hương - một phụ nữ tài năng, mẫn cán, trách nhiệm với đất nước, xã hội và đối với doanh nghiệp của mình. Trong suốt nhiều năm qua, tại nhiều địa bàn, kể cả nước ngoài, “miệng nói tay làm”, bà Thái Hương đã đưa ra những sản phẩm tốt nhất, được người dân tin tưởng”

Theo Thiên Hà/vietnamplus.vn

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top