Với dư địa và thuận lợi sẵn có, Bộ Công Thương dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2018 có thể đạt 239 tỷ USD, tăng trưởng 10-12% so với năm 2017.
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, 10 tháng năm 2018, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 200,27 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2017.
10 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng chủ lực tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước, đó là điện thoại và linh kiện; hàng dệt may; điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; giày dép...
Bên cạnh đó, một số mặt hàng nông sản, thủy sản cũng tăng khá, riêng một số mặt hàng nông sản tuy lượng xuất khẩu tăng nhưng do giá xuất khẩu bình quân giảm nên kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm trước như cà phê, tiêu...
Về nhập khẩu, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 10 tháng ước đạt 193,84 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Những mặt hàng có giá trị kim ngạch nhập khẩu lớn là điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; điện thoại và linh kiện; vải; sắt thép; xăng dầu...
Cũng theo đơn vị này, trong tháng 10, Việt Nam đã xuất siêu 100 triệu USD. Tính chung 10 tháng, xuất siêu 6,4 tỷ USD. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu đã chính thức vượt 200 tỷ USD. Con số này sẽ tạo dư địa để cho mục tiêu xuất khẩu của năm 2018 sớm vượt qua con số kỷ lục 214 tỷ USD của năm 2017, khi chỉ còn 2 tháng nữa sẽ kết thúc năm 2018.
Theo nhận định của Bộ Công Thương, trong những tháng tới, kinh tế toàn cầu tiếp tục đà tăng trưởng mạnh kéo theo sự phục hồi của nhu cầu thế giới. Cùng với đó, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định FTA Việt Nam - EU dự kiến có hiệu lực vào năm 2019 đã và đang tạo ra sức hút mới cho đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tuy nhiên, doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối mặt với một số thách thức như: chủ nghĩa bảo hộ ngày càng diễn ra sâu rộng khắp thế giới. Các nước áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và về bảo vệ môi trường ngày càng khắt khe; nhiều nước ban hành quy định về truy xuất nguồn gốc...
Với những diễn biến thị trường như vậy, năm 2018, Bộ Công Thương dự báo kim ngạch xuất khẩu có thể đạt mức tăng trưởng 10-12%, kim ngạch đạt khoảng 239 tỷ USD./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…