Đó là nội dung buổi làm việc của đồng chí Hoàng Bình Quân, Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban đối ngoại Trung ương với Liên minh HTX Việt Nam chiều 27-11.
Theo đó, tính đến nay, cả nước đã có 26.400 HTX, 100 liên hiệp HTX, 119.000 tổ hợp tác, thu hút 8,1 triệu thành viên.
Đồng chí Hoàng Bình Quân (giữa) cùng đoàn công tác Ban đối ngoại làm việc tại LMHTX Việt Nam.
Đáng ghi nhận là khu vực HTX ngày càng chú trọng nâng cao năng lực quản trị, thu hút lao động trẻ. Tổ chức sản xuất theo chuỗi, ứng dụng công nghệ cao; cung ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra, đem lại lợi ích thiết thực cho các thành viên.
Đặc biệt, khu vực kinh tế tập thể (KTTT), HTX ngày càng nỗ lực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, xoá đói, giảm nghèo cho các thành viên.
Góp phần xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, từng bước khẳng định vai trò khu vực kinh tế tập thể, HTX trong nền kinh tế nước nhà.
Đóng góp của khu vực kinh tế tập thể, HTX vào GDP của cả nước đạt khoảng 4,8%/năm, đem lại giá trị gia tăng đáng kể và làm giàu cho kinh tế hộ thành viên ngày càng cao. Chưa kể, còn thu hút hơn 3 triệu lao động, tạo ra trên 40.000 việc làm mới hàng năm…
Chủ tịch Liên minh HTX Thái Nguyên, ông Nguyễn Văn Dũng, cho biết: “Từ năm 2000 đến nay, các tổ chức hỗ trợ phi chính phủ NGOs, Liên đoàn HTX Đức đã giúp chúng tôi trong công tác đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ Liên minh HTX và tổ hợp tác. Đã có trên 100 lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý HTX cho thành viên.
Ngoài ra, còn có các tổ chức hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, máy móc thiết bị như Hà Lan, Hàn Quốc, tổ chức CARE Canada, Tây Ban Nha (ETEA).
Kết quả là năng lực và kỹ năng làm việc của cán bộ được nâng lên, nhất là trong lĩnh vực lập kế hoạch; xây dựng HTX kiểu mới gắn chuỗi giá trị sản phẩm; xây dựng mô hình điểm HTX chè; quản trị HTX; kỹ năng bán hàng”…
Chủ tịch Liên minh HTX Ninh Bình, bà Lê Thị Tâm, cho biết: HTX bây giờ đã khác ngày xưa, chỉ tính từ năm 2015 – 2020 Ninh Bình đã có trên 100 HTX kiểu mới ra đời.
Công tác đối ngoại đã tạo ra nhiều nguồn lực, 3 năm gần đây đã tập huấn cho khu vực HTX, nhất là đã có nhiều HTX xúc tiến thương mại ra nước ngoài, xuất khẩu nông sản sang Nga.
Đặc biệt, đã có thay đổi lớn trong nhận thức về HTX, trước đây, khu vực này, chủ yếu là người già, không qua học hành đảm nhận. Nay, giám đốc HTX là sinh viên đã tốt nghiệp Đại học Bách Khoa, liên kết với Trung Quốc làm tranh lá bồ đề, doanh thu 15 tỷ đồng/năm.
Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Bảo, cho biết: “Giai đoạn 2016 -2020, Liên minh HTX Việt Nam là thành viên tích cực, luôn chủ động trong các tổ chức đối ngoại toàn cầu và khu vực châu Á – TBD; Liên minh HTX quốc tế (ICA); Tổ chức Nghề cá Quốc tế (ICFO); Tổ chức Hợp tác Nông dân châu Á (AFGC).
Là đối tác 3 bên của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về đại diện cho giới sử dụng lao động trong khu vực kinh tế tập thể, HTX. Đặc biệt, đã hợp tác sâu rộng với 150 tổ chức quốc tế trong và ngoài nước”.
Chủ trì và phát biểu tại Hội thảo, ông Hoàng Bình Quân, Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, cho biết: “Nay chúng ta đã thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, không cần đi xin một vài ngàn USD nữa, khu vực kinh tế hợp tác cần 3 đột phá: Học hỏi kinh nghiệm, mô hình, năng lực quản lý HTX; hệ thống hành chính pháp luật, tạo hành lang phát triển lâu dài, để hoàn thiện thể chế; xem lại Luật của ta có gì cần sửa đổi.
Ví như Hà Lan, điều chỉnh HTX bằng luật dân sự, không có Luật HTX như Việt Nam, xem thể chế của họ như thế nào? Cần tìm tòi để phát triển được 3 lớp cán bộ của liên minh các nước. Hạ tầng bây giờ không còn là hạ tầng đô thị giao thông nữa mà là hạ tầng thông tin để vào được thị trường 4.0. Đây là điều Liên minh cần làm trong thời gian tới”.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…