Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 6 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 17 tháng 2 năm 2022 | 14:18

Làng rau Trà Quế rộn ràng đầu xuân

Đến thăm làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP. Hội An, Quảng Nam) những ngày đầu xuân mới, chúng tôi thấy người dân ra đồng từ sớm để chăm sóc, tưới nước, nhổ cỏ cho những luống rau với mong muốn một vụ rau sau Tết “được mùa, được giá”.

Do nhu cầu thị trường trước và sau dịp Tết tăng cao hơn ngày thường, nhất là khi TP. Hội An mở cửa, không khí tại làng rau Trà Quế cũng rộn ràng không kém theo nhịp “vui xuân” của du khách khắp nơi đổ về Hội An.

ve-tham-lang-rau-tra-que-dau-xuan-7.JPG
Du khách đến mua rau các loại.
ve-tham-lang-rau-tra-que-dau-xuan-2.JPG
Đường Rau Cải trong khuôn viên làng rau Trà Quế.

 

Ra quân sản xuất đầu năm, người  dân “Làng rau Trà Quế” lại tất bật  ra cánh đồng chăm bón các luống rau để có sản phẩm cung ứng cho thị trường. Thời gian qua, nhờ thời tiết thuận lợi, rau xanh các loại phát triển tốt, mang lại cho người làm rau Trà Quế thu nhập cao.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, làng rau Trà Quế là nơi tập trung hơn 200 hộ dân chuyên canh rau với khoảng 20ha đất canh tác. Nơi đây nổi danh từ lâu với các loại rau thơm, rau sống đặc sản như: Xà lách, cải ngọt, tần ô (cải cúc), ngò ta (rau mùi), rau răm, hành hoa, rau húng, diếp cá... để chế biến các món ăn đặc sản Quảng Nam như mì Quảng, cao lầu, bê thui, cháo lòng…

 

ve-tham-lang-rau-tra-que-dau-xuan-5.JPG
Ông Mai Lụa gánh nước tưới rau.

 

Rau Trà Quế thơm ngon không chỉ nhờ thổ nhưỡng thích hợp, mà còn được trợ lực bằng nguồn rong phong phú vớt từ sông Đế Võng. Nguồn phân bón tự nhiên này làm cho sản phẩm rau  bảo đảm về chất lượng và có mùi thơm rất đặc trưng. 100% nông dân làng rau Trà Quế không sử dụng thuốc hóa học trong sản xuất mà tuân thủ canh tác rau sạch, áp dụng phương pháp hữu cơ, dùng phân vi sinh theo khuyến cáo và giám sát của ngành chức năng nên rau xanh Trà Quế rất an toàn, tươi ngon...

 

ve-tham-lang-rau-tra-que-dau-xuan-3.JPG
Người dân  hái rau xà lách bán đầu xuân Nhâm Dần.

 

Tất bật tưới nước cho luống rau xà lách, ông Mai Lụa  (70 tuổi), người có thâm niên gần 30 năm trong nghề, chia sẻ: “Vườn rau của tôi có diện tích 600m2. Dịp giáp Tết, cải ngọt được thương lái thu mua với giá 12.000 đồng/bó (ngày thường là 10.000 đồng/bó), rau lang giá 8.000 đồng/bó (gấp đôi so với ngày thường), xà lách 10.000 đồng/kg (ngày thường 8.000 đồng/kg)... Nhờ thời tiết thuận lợi nên năm qua, gia đình tôi thu lãi khoảng 30 triệu đồng.

 

ve-tham-lang-rau-tra-que-dau-xuan-4.JPG
Ông Mai Cử đang gieo rau muống.

Ông Mai Cử (55 tuổi) ở làng rau Trà Quế cho hay, là gia đình thuần nông, có thâm niên hơn 30 năm trồng rau, vụ rau nào ông cũng trồng các loại rau ngắn ngày như: Cải, mồng tơi, dền, muống… nhưng để chuẩn bị rau bán Tết và sau Tết thì ông trồng thêm nhiều loại khác như: xà lách, hành lá, ngò rí (rau mùi), cải mầm, rau thơm…Từ 700m2 sản xuất rau, mỗi ngày ông cung cấp ra thị trường khoảng 20-25 kg rau, với giá trung bình 25.000-35.000 đồng/kg; dịp Tết giá cao hơn 10.000-15.000 đồng/kg (tùy loại rau). Trong năm Tân Sửu vừa qua, gia đình tôi thu lãi khoảng 100 triệu đồng.

 

ve-tham-lang-rau-tra-que-dau-xuan-6.JPG
Ông Nguyễn Lên ( bên trái) trong vườn rau 650 m2 của mình.

 

Cách đó không xa, chúng tôi thấy ông Nguyễn Lên (63 tuổi) đang xới đất và cho hay, người dân trồng rau nơi đây vào sáng mùng Một đi thắp hương Miếu Bà (nằm trong khuôn viên làng rau Trà Quế) nhằm cầu nguyện Quốc thái dân an, mưa gió thuận hòa, mùa màng bội thu;  sáng mùng Hai có người đã ra đồng sớm chăm sóc rau các loại. Những năm trước, khi chưa có dịch bệnh Covid-19, ngoài sản xuất rau sạch, ông còn có khoản thu nhập thêm khi các đoàn du khách đến tham quan, trải nghiệm. Hai năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên chỉ trông chờ vào sản xuất rau là chính. Thời điểm cận Tết, giá rau tăng bình quân 20-30%, mang lại thu nhập cao cho người trồng rau. Năm 2021, trừ chi phí, gia đình có thu khoảng 30 triệu đồng.

 

 

Tiên sa
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Top