Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2019 | 20:29

Lớp học đồng ruộng làm nên thương hiệu rau Gia Lâm

Nhờ kiên trì lớp học đồng ruộng nhiều năm qua, nên những cánh đồng rau ở Gia Lâm không phải lo đầu ra.

Bà Nguyễn Thị Chung, Chi hội trưởng, Chi hội Phụ nữ thôn Hoàng Long, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm (Hà Nội), cho biết, bà được bầu làm Nhóm trưởng nhóm sản xuất rau PGS, (có sự giám sát, kiểm tra chéo lẫn nhau, và tự đảm bảo chất lượng), từ năm 2016 đến nay. 

 

img_5691-11.JPG

 Cán bộ Trạm BVTV triển khai treo bẫy bả dẫn dụ côn trùng.

 

Được biết, nhóm có 20 người, hộ nhiều nhất 9 sào, hộ trung bình 4 – 5 sào, hộ ít 2- 3 sào. Bà con chủ yếu sản xuất các loại rau họ hoa thập tự như: cải bắp, cải xanh, cải ngồng, cải ngọt; xu hào; mồng tơi, rau dền. Thời gian sinh trưởng như nhau, bắp cải 85 ngày, rau 25 – 30 ngày, bình quân mỗi năm sản xuất 2 – 3 vụ.

Để đảm bảo chất lượng, hình thức mẫu mã các loại rau, mỗi tháng 1 – 2 lần bà phải tham gia các lớp học phổ biến kiến thức trồng rau VietGAP do Trạm Bảo vệ Thực vật Gia Lâm tổ chức, sau đó về địa phương phổ biến lại cho các hộ trong nhóm.

Nội dung xoay quanh những vấn đề như: phun thuốc định kỳ, dùng bẫy bả chua ngọt để dẫn dụ côn trùng, theo dõi sâu bệnh, có sổ ghi chép, đúng theo quy trình sản xuất PGS.

Ví như, cải bắp và các loại rau nói chung, phải phun thuốc sinh học, và đảm bảo cách ly 1 tuần mới được hái bán. Là nhóm trưởng, nên ít nhất 1- 2 lần/tuần, bà phải đến các cánh đồng, kiểm tra xem bà con có phun đúng thuốc, đúng quy trình, đúng liều lượng không.

Đặc biệt, ngoài việc chăm lo sản xuất, xây dựng thương hiệu rau Đặng Xá, bà con còn phải vệ sinh đồng ruộng 2- 3 lần/tháng, thu gom rác thải, vỏ bao bì thuốc BVTV về đúng nơi quy định, để đưa đi xử lý. Rác thải từ phụ phẩm nông nghiệp, gốc rau, lá già, cỏ, được thu gom thành đống, để phun các chế phẩm sinh học ủ làm phân.

Lao động tham gia được hỗ trợ 8.000 đồng/công, số tiền tuy không nhiều, nhưng bù lại, đồng ruộng luôn sạch đẹp, đó là niềm động viên để bà con hăng say sản xuất.  

 

img_5690.JPG

 Bà con Đặng Xá treo bẫy bả chua ngọt xua đuổi côn trùng.

 

Hiện, giá bán các loại rau tại ruộng 8.000 đồng/kg, bình quân thu nhập 6- 7 triệu đồng/lao động, hộ nhiều nhất 110 – 120 triệu đồng/năm, hộ ít 50 – 60 triệu đồng/hộ/năm.

Bà Trần Thị Huyền, Trạm phó Trạm Trồng trọt và BVTV Gia Lâm, cho biết: “Do sản xuất theo nhóm, có địa chỉ rõ ràng, nên đầu ra đã có Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Đặng Xá bao tiêu, sau đó chuyển về nội thành tiêu thụ, bà con không phải đi bán rong như trước đây, không bị ép giá, chỉ chăm lo phát triển sản xuất”.  

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top