Là xã có diện tích trồng măng Mai lớn nhất huyện Lục Yên (Yên Bái), thời điểm này, nông dân Lâm Thượng đang tất bật thu hoạch măng. Năm nay, bà con rất phấn khởi vì măng trúng mùa, được giá, thương lái về đặt hàng nhiều.
Thu hàng trăm triệu đồng từ măng Mai
Gia đình ông Trần Văn Trị là hộ thu nhập khá từ cây trồng măng Mai. Ông Trị cho biết, trước đây trên gần 2ha đất đồi, gia đình trồng ngô, sắn nhưng năm 2009 chuyển toàn bộ sang trồng măng Mai. Theo ông Trị, măng Mai dễ trồng, phù hợp với cả đất dốc và đất bằng, không tốn nhiều công chăm bón, ít sâu bệnh, trồng khoảng 3-5 năm thì cho thu hoạch. Củ măng có trọng lượng từ 0,6 đến hơn 2kg, với giá bán trung bình măng luộc từ 3-5 nghìn đồng/kg và được thu hoạch trong 4 tháng, hoặc sấy làm măng khô thì có giá 110.000 - 150.000 đồng/kg.
Qua hạch toán mỗi năm, gia đình ông Trị bán măng tươi khoảng 15 tấn, măng khô hơn 1tấn, trừ chi phí, thu lãi trên 100 triệu đồng. Ông Trị cho biết: “Từ khi trồng măng Mai, đời sống gia đình dần ổn định, có điều kiện nuôi con và sắm sửa đồ dùng sinh hoạt gia đình”.
Bản Khéo có diện tích trồng măng Mai nhiều nhất nhì xã Lâm Thượng, hộ ít thì có mấy chục khóm, hộ nhiều lên đến hàng nghìn khóm. Toàn thôn có 78 hộ thì tất cả đều trồng măng Mai.
Măng Mai là cây trồng mọc tự nhiên, có vòng đời sinh trưởng, phát triển 50-55 năm. Người dân bản Khéo trồng và phát triển cây này gần chục năm nay. Mới đầu chỉ có mấy hộ dân trồng nhưng do ưu điểm vừa có thể tận dụng cây làm rào, vừa có măng ăn cải thiện bữa ăn gia đình và được thị trường ưu dùng nên đến nay cả thôn đều trồng măng Mai.
Ông Hoàng Văn Dượng, Bí thư Chi bộ bản Khéo trao đổi: “Nhờ có măng Mai mà tỷ lệ hộ nghèo trong thôn mấy năm trở lại đây giảm rõ rệt. Với 100% số hộ trồng, hộ ít cũng thu nhập hàng chục triệu đồng/vụ, có hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng”.
Còn với anh Trần Minh Họa (bản Lẹng) thì măng Mai đã giúp gia đình thoát nghèo và có cuộc sống ổn định. Gia đình anh hiện trồng gần 7ha măng Mai. Vào vụ, ngoài thu hoạch của gia đình, anh Họa còn thu mua của các hộ dân trong thôn để chế biến bán cho thương lái với giá cao hơn nhiều lần măng tươi. Mỗi năm, từ tháng 6 đến tháng 10, anh lại bận rộn với việc thu hoạch, chế biến và cung cấp ra thị trường sản phẩm măng Mai Lâm Thượng.
Anh Họa cho biết: “Măng Mai Lâm Thượng được thị trường ưa chuộng vì độ mềm và ngọt. Chúng tôi luôn chế biến ra những sản phẩm tốt nhất để đáp ứng nhu cầu khách hàng”.
Cây xóa đói, giảm nghèo
Lâm Thượng hiện có hơn 350ha măng Mai và là xã có diện tích măng lớn nhất huyện Lục Yên, trong đó diện tích thực thu chiếm trên 90%. Do phù hợp với điều kiện khí hậu, chất đất của địa phương nên những năm gần đây, măng vừa được mùa, vừa được giá, bà con rất phấn khởi.
Theo ông Trần Thanh Trúc, Chủ tịch UBND xã Lâm Thượng, ước tính vụ măng Mai năm nay, nhân dân trong xã thu hoạch trên 1.000 tấn măng tươi, với giá dao động 4.500 - 5.500 đồng/kg, thu về trên 5,2 tỷ đồng. Ngoài ra, măng Mai bán khô cũng giúp nhiều hộ có thu nhập khá và tạo được uy tín với khách hàng. Từ cây trồng này mà những năm gần đây, đời sống người dân Lâm Thượng dần được cải thiện, nhiều hộ vươn lên khá - giàu.
Khác với trồng rừng phải đợi gần chục năm mới cho thu hoạch, sau thu hoạch lại phải trồng mới, vòng đời cây măng Mai khá dài và năm nào cũng cho thu hoạch. Vì vậy, có thể khẳng định, măng mai thực sự trở thành cây giúp người dân xã Lâm Thượng xóa đói, giảm nghèo và làm giàu.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…