Trong sản xuất hoa, người dân Mê Linh (Hà Nội) luôn tích cực tìm tòi, học hỏi, mạnh dạn xen canh, thâm canh, luân canh mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiêu biểu là mô hình rau - hoa.
Mở rộng canh tác hoa
Trước đây, hoa chủ yếu được trồng ở xã Mê Linh nhưng nay được người dân nhiều xã trong huyện Mê Linh gieo trồng với diện tích khá lớn như Văn Khê, Đại Thịnh, Tam Đồng... Không chỉ diện tích được mở rộng mà nhiều loại hoa, cách trồng hoa cũng thể hiện khá đa dạng.
Ông Trương Văn Tân (Xóm San, Văn Khê) cho biết, gia đình chuyển sang chuyên trồng hoa khoảng 5 năm nay. Hiện trồng 1,5 mẫu (1 mẫu Bắc Bộ = 3.600m2) hoa cúc, mỗi năm luân canh 03 vụ, doanh thu đạt khoảng 60 triệu đồng/sào/năm.
Cùng khu vực trồng hoa với ông hộ Tân, ông Đặng Văn Quang tâm sự: Gia đình tôi ở xã Mê Linh lên đây thuê đất, chuyên kinh doanh giống hoa hồng. Mỗi năm, sản xuất 2 vụ giống, mỗi vụ cho thu khoảng 20 triệu đồng/sào.
Dạo quanh các xã trồng hoa trên địa bàn huyện Mê Linh, bên cạnh các ruộng hoa chuyên canh, chúng tôi còn thấy những thửa ruộng đan xen giữa giống hoa hồng và cây hoa mẫu đơn khi còn thấp, một số ruộng hoa mẫu đơn còn trồng xen rau cải, su hào...
Thu trên 60 triệu đồng/sào/năm
Ông Nguyễn Thế Chính (xóm Xanh, thôn Hạ Lôi) chia sẻ: “Mô hình 2 in 1” là sự kết hợp giữa trồng rau - hoa loa kèn đang được người dân xã Mê Linh áp dụng khá phổ biến. Trong quá trình trồng hoa loa kèn, người dân có thể trồng xen các loại rau ngắn ngày để tận dụng khoảng trống của đất.
Canh tác theo mô hình này, mỗi năm có khoảng 2 vụ rau và 1 vụ hoa; vụ rau đầu tiên khi vừa cho củ hoa xuống đất, vụ rau thứ hai được trồng sau khi thu hoạch hoa. Hoa loa kèn được trồng bằng củ, từ tháng cuối tháng 7 hay đầu tháng 8 (âm lịch) trở đi. Thời gian củ hoa nằm dưới đất, nếu chưa có gió mùa thì củ vẫn chưa thể nảy mầm, người dân tận dụng để trồng su hào hay các loại rau có thời gian từ khi trồng tới khi thu hoạch khoảng 40-50 ngày. Khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 (âm lịch), gió mùa xuất hiện, củ hoa loa kèn nảy mầm và vươn lên mặt đất, khi ấy rau cũng đã đến kỳ thu hoạch.
Vụ thu hoạch hoa loa kèn thường vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 (âm lịch); phần hoa và cành ở trên mặt đất được cắt mang đi tiêu thụ; phần củ còn lại tiếp tục để dưới đất cho khô, tới tháng 6 sẽ thu hoạch, đây là con giống để trồng vào vụ tiếp theo.
“Muốn đủ giống trồng cho vụ tiếp theo, mỗi khi thu hoạch củ xong, gia đình thường cày ải, rắc vôi. Nếu không khử đất tốt thì giống mỗi vụ sẽ bị hao hụt, có khi lên tới trên 20%. Hiện nay, mỗi sào hoa loa kèn cần trồng khoảng 7.000-8.000 củ, giá bình quân 1.000-2.000 đồng/củ, rất tốn kém nếu không khử đất tốt sau khi thu hoạch toàn phần”, ông Chính nói.
Được biết, trồng hoa loa kèn sẽ cho thu hoạch khoảng 40 triệu đồng/sào/năm nếu sử dụng công nghệ ánh sáng ép hoa nở khi giá hoa cao; bình thường cũng thu được trên 20 triệu đồng/sào/năm. Kết hợp giữa thu từ rau và hoa, mô hình có thể đạt trên 60 triệu đồng/sào/năm. Đây thực sự là mô hình cho hiệu quả cao, đáng để người dân tham khảo, vận dụng.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…