Cục Bảo vệ thực vật đã nỗ lực làm việc với Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đề nghị họ cho phép cán bộ Đại sứ quán tiếp tục thực hiện giám sát xử lý để trái cây tươi xuất khẩu sang thị trường này và đã được chấp thuận.
Ông Nguyễn Quang Hiếu, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và truyền thông (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết, trong thời gian chờ đợi chuyên gia Mỹ sang Việt Nam, Cục Bảo vệ thực vật đã nỗ lực làm việc với Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đề nghị họ cho phép cán bộ Đại sứ quán tiếp tục thực hiện giám sát xử lý để trái cây tươi xuất khẩu sang thị trường này và đã được chấp thuận.
"Cán bộ của Lãnh sự quán Mỹ tại TP. Hồ Chí Minh sẽ bắt đầu trở lại làm việc tại cơ sở chiếu xạ kể từ tuần này, đồng nghĩa với việc trái cây sẽ xuất khẩu bình thường trở lại ngay trong tuần này" - ông Hiếu nói.
Được biết, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã đồng ý đặc cách cử chuyên gia kiểm dịch thực vật trở lại Việt Nam làm việc.
"Tuy nhiên, do Mỹ có quy định chặt chẽ về đảm bảo an toàn cho cán bộ trong thời kỳ dịch bệnh nên đến ngày 11/8/2020 phía Mỹ mới chính thức cung cấp thông tin cán bộ kiểm dịch thực vật cho Cục Bảo vệ thực vật để làm thủ tục, đồng thời đưa ra yêu cầu điểm đến là sân bay quốc tế Nội Bài và khách sạn do Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam bố trí" - ông Hiếu cho biết.
Trước đó, từ hồi tháng 3/2020, khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Mỹ đã yêu cầu nhân viên bản xứ phải quay về nước, trong đó có nhân viên của Cơ quan kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS).
APHIS là đơn vị trực tiếp kiểm dịch, giám sát quy trình chiếu xạ Nhà máy chiếu xạ Sơn Sơn ở TP.Hồ Chí Minh. Đây cũng là nhà máy chiếu xạ duy nhất của Việt Nam được APHIS chứng nhận.
Bà Ngô Tường Vy – Phó Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cho biết, đã gần 1 tháng nay, các đơn hàng giao cho đối tác bên Mỹ phải ngừng lại do không có nhân viên của APHIS thực hiện kiểm dịch trái cây, một công việc bắt buộc trước khi đưa được sản phẩm sang Mỹ.
Do đó, việc nối lại hoạt động chiếu xạ này rất quan trọng bởi hiện nay xuất khẩu trái cây sang Mỹ đang bị chững lại. Nếu tình trạng này kéo dài có thể doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi các hệ thống siêu thị tại Mỹ không thể chờ và khả năng họ sẽ tìm sản phẩm từ thị trường khác thay thế. Trong khi đó, việc tiêu thụ trái cây của nông dân Việt Nam lại gặp nhiều khó khăn, sản phẩm bị ùn ứ.
Theo công bố của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Việt Nam hiện có 6 loại hoa quả được phép xuất khẩu vào thị trường Mỹ, bao gồm thanh long, chôm chôm, nhãn, vải, vú sữa và xoài.
Được biết, công việc quan trọng của nhân viên kiểm dịch là trước khi đưa hoa quả vào chiếu xạ (theo quy định, chiếu xạ là khâu bắt buộc phải có đối với việc xuất khẩu hoa quả sang Mỹ) sẽ chọn ngẫu nhiên một vài thùng của lô hàng để đưa vào phòng kiểm dịch, cắt ra rồi quan sát bằng mắt thường và kính lúp để xem có vi sinh vật hay không. Trường hợp, sản phẩm không có vi sinh vật, nghĩa là đạt yêu cầu thì lô hàng mới được đưa vào chiếu xạ để xuất sang Mỹ. Ngược lại nếu không đạt, lô hàng đó sẽ bị hủy, không chiếu xạ được.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.