Ngày 1/7, tại TP. Vinh, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khu vực Bắc Trung Bộ tổ chức Diễn đàn liên kết phát triển du lịch năm 2022 với chủ đề “Hội tụ tinh hoa - Nâng tầm điểm đến”.
Diễn đàn nằm trong chuỗi liên kết vùng do UBND Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất, nhằm kết nối du lịch giữa Vùng du lịch Bắc Trung Bộ với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, phát huy tiềm năng, lợi thế về giá trị tài nguyên du lịch của mỗi địa phương. Đồng thời, tạo cơ sở tiền đề cho việc hình thành, khai thác các sản phẩm du lịch liên tỉnh, liên vùng, góp phần kích cầu thị trường du lịch; từng bước khẳng định dấu ấn, bản sắc của du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch quốc tế.
Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Thị Thắng cho biết, TP. Hồ Chí Minh luôn chủ động liên kết du lịch với các vùng từ Bắc vào Nam trong thời gian qua, thu hút hơn 10 triệu lượt khách nội địa, 500.000 lượt khách quốc tế. Do đó, liên kết này được kỳ vọng sẽ tăng doanh thu, định vị du lịch giữa các địa phương Hà Nội, TP. HCM và vùng Bắc Trung Bộ mở rộng trong thời gian tới. Chúng tôi tin rằng liên kết sẽ tạo sức bật cho các địa phương và du lịch Việt Nam trên thương trường quốc tế.
Lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh đề nghị ngay sau diễn đàn, các địa phương cần quảng bá xúc tiến du lịch nhằm gia tăng lượng khách, doanh thu du lịch; chủ động kết nối để doanh nghiệp tạo ra các chuỗi sản phẩm chất lượng. Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch/Sở Du lịch các tỉnh cần chủ động tham mưu cơ chế để việc liên kết nhịp nhàng, hiệu quả. Đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của từng địa phương; trong đó, TP. Hồ Chí Minh cam kết phối hợp với các địa phương để đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch...
Đây cũng là chương trình liên kết phát triển du lịch thứ sáu của Thành phố Hồ Chí Minh sau liên kết với 13 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây Bắc mở rộng, vùng Đông Bắc và gần đây nhất là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nhằm kết nối các tỉnh thành và vùng miền theo chiều dài đất nước từ Bắc xuống Nam. Các liên kết này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam, đặc biệt là trong làn sóng phục hồi du lịch sau gần 2 năm bị đứt gãy do những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Tại diễn đàn, các đại biểu trao đổi, thảo luận về giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác, liên kết phát triển du lịch bền vững và kích cầu du lịch nội địa giữa TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bắc Trung Bộ. Đồng thời, thảo luận và ký kết Thoả thuận hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bắc Trung Bộ mở rộng giai đoạn 2022 - 2025 và Kế hoạch triển khai các hoạt động liên kết giai đoạn 2022 - 2023; Thoả thuận hợp tác phát triển du lịch giữa các doanh nghiệp du lịch của TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố.
Bên cạnh đó, trong khuôn khổ sự kiện, chương trình Không gian kết nối doanh nghiệp du lịch “Business Matching” sẽ là nơi gặp gỡ, trao đổi, giao lưu trực tiếp, giới thiệu sản phẩm, mua bán, ký kết hợp đồng giữa các doanh nghiệp cung ứng du lịch tại các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ với các doanh nghiệp du lịch, lữ hành tại hai đầu đất nước.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.
Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.