Anh Phan Văn Thắm (trú tại xóm Hòa Sơn,Thanh Hòa, Thanh Chương, Nghệ An) luôn trăn trở làm sao để thoát nghèo trên chính mảnh đất mình chôn rau cắt rốn và sau nhiều lần thất bại anh đã thành công với mô hình nuôi gà liên kết.
Sau khi địa phương triển khai xây dựng NTM tiến hành dồn điền đổi thửa, vợ chồng anh Thắm đã mạnh dạn nhận đấu thầu, thuê đất gần 2ha tại khu vực Cồn Tréo (xóm 3 xã Thanh Hòa) là đất cồn sản xuất kém hiệu quả để làm trang trại nuôi gà.
Khởi đầu đầy gian nan
Anh Thắm chia sẻ, khi mới bắt tay vào nhận 2ha đất tại khu vực Cồn Tréo, người dân trên địa bàn cứ cười nhạo, chê bai, bảo anh khờ khi đấu thầu ở vùng đất cằn cỗi kém năng suất với giá cao. Nhưng vốn có sẵn đức tính kiên trì anh bỏ ngoài tai những lời đàm tiếu của thiên hạ quyết tâm làm giàu trên quê hương.
Với số vốn ít ỏi khoảng 40 triệu đồng ban đầu, vợ chồng anh đã từng bước xây dựng nhà trại, tìm mua con giống gây dựng đàn gà bản địa. Nhờ đức tính cần cù chịu khó và sự động viên giúp đỡ của chị Nga (vợ anh Thắm), đàn gà của anh ngày càng lớn lên trông thấy những tưởng vợ chồng anh sẽ có thu nhập kha khá để trả nợ và trang trải cho cuộc sống sau đợt bán gà đầu tiên. Nhưng đúng là người tính không bằng trời tính, năm đó thời tiết hanh khô, đàn gà của anh bắt đầu xuất hiện những hiện tượng của dịch cúm gà, do mới bắt tay vào nuôi gà nên vợ chồng anh Thắm không tìm ra nguyên nhân cùng cách chữa trị cho đàn gà của mình. Hai vợ chồng anh cứ rầu rĩ nhìn đàn gà hàng trăm con của mình cứ chết dần chết mòn vì dịch bệnh. Chỉ sau một tuần đàn gà hàng trăm con béo ụ chuẩn bị xuất chuồng của anh Thắm chết gần hết chỉ còn vài con.
Với tinh thần không khuất phục trước số phận, anh Thắm lại mạnh dạn vay mượn anh em, vay vốn ngân hàng để khôi phục đàn gà. Song song đó, anh lên mạng tìm tòi các mô hình nuôi gà ở các nơi, đi tham quan các mô hình nuôi gà tại các huyện để học hỏi và đúc rút kinh nghiệm cũng như tìm hiểu về các loại bệnh ở gà và phương pháp phòng chống.
Thành công nhờ ham tìm tòi, học hỏi và quyết đoán
Sau hai năm, khi trang trại đã có trên 1.200 con gà đẻ mỗi ngày anh thu được 750 đến 800 quả trứng, hàng năm anh cho xuất chuồng được trên 20 tấn gà thịt với giá bán 100 ngàn đồng/kg, doanh thu hàng năm đạt trên 2 tỷ đồng trừ các chi phí thuốc thang, thức ăn, con giống và nhân công thì gia đình anh lãi khoảng 600 triệu đồng từ gà thịt.
Ngoài ra, hàng tháng anh còn cung cấp khoảng 1 vạn con giống ra thị trường với giá bán từ 9.000 - 11.000 đồng/con, sau khi trừ các chi phí thì anh thu về khoảng 30 triệu đồng/tháng.
Anh Phan Văn Thắm đã thành công sau nhiều cố gắng
Vừa qua huyện Thanh Chương triển khai đề án và thành lập Hội chăn nuôi gà, tiến tới xây dựng thương hiệu tập thể "gà Thanh Chương", vợ chồng anh Thắm cũng đã nhanh chóng đăng ký tham gia.
Nhờ bước đi đúng hướng ban đầu là chỉ tìm nuôi các giống gà bản địa như ri, cộc... phù hợp với nhu cầu thị trường, định hướng xây dựng thương hiệu gà Thanh Chương nên trang trại của anh Thắm đã được Hội Chăn nuôi gà chọn làm điểm liên kết nhân giống.
Khi được huyện chọn làm điểm nhân giống gà bản địa, anh Thắm tiếp tục đầu tư hệ thống chuồng trại, lò ấp; thuê cán bộ thú y và 3 lao động thường xuyên để chăm sóc và nhân đàn.
Anh cũng được huyện hỗ trợ mỗi năm 20 triệu đồng để xây dựng đàn gà giống 300 con đạt chuẩn, phục vụ cho các trang trại thành viên của Hội chăn nuôi gà. Để đảm bảo nguồn giống đạt chất lượng, anh chia trang trại thành nhiều ô thửa biệt lập nuôi gà thịt, gà giống.
Theo anh Thắm, việc nuôi gà theo liên kết có nhiều điểm tương đồng với nuôi truyền thống (nuôi thả hoang), là gà được thả tự do trong không gian rộng lớn. Vì vậy, ngoài các loại thức ăn chính là lúa, bắp và cám tổng hợp, thì gà còn tự kiếm thêm các loại thức ăn khác như cỏ, côn trùng… để bổ sung thêm dinh dưỡng.
Định hướng trong tương lai, anh Thắm cho biết đã thuê thêm 2,5 ha đất ở khu vực Hác (Bãi Trận, xã Thanh Hòa) để xây dựng dự án nuôi gà sạch theo kiểu hữu cơ có mã vạch truy xuất nguồn gốc để tạo thương hiệu riêng của mình. Bên cạnh đó, anh còn trồng 1.000 gốc tre ngọt đặc sản và các loại cây ăn quả như chuối, bưởi, đu đủ.
Nhận định về mô hình kinh tế đang góp phần làm “thay da đổi thịt” trên quê hương, ông Trần Khắc Kiên, Chủ tịch UBND xã Thanh Hòa cho biết: “Mô hình chăn nuôi gà sạch mang thương hiệu “Gà sạch Thanh Chương” của anh Phan Văn Thắm là một trong những mô hình chăn nuôi phát triển rất tốt. Với địa thế phù hợp cho phát triển chăn nuôi gà theo hướng trang trại, gia trại, đồng thời áp dụng phương pháp chăn liên kết đã đem lại hiệu ứng rất tốt trong địa phương.
Ngoài việc tăng thêm nguồn thu nhập cho bản thân, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, mà cụ thể là mô hình chăn nuôi gà liên kết như mô hình của anh Thắm đã và đang giải quyết phần nào lo lắng của người dân địa phương…”, ông Kiên vui vẻ nói.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…