Trong quy hoạch chung của tỉnh, Nghệ An xác định sản xuất nông nghiệp tiếp tục là một trong những ngành trụ cột, bệ đỡ cho phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. Trong đó, việc phát triển nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng vùng chuyên canh được tỉnh quan tâm đầu tư.
Sản xuất xanh đang trở thành yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu. Đó không chỉ là đòi hỏi của thị trường mà còn là trách nhiệm của người sản xuất. Với trách nhiệm giảm phát thải để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu, hướng tới nền kinh tế xanh, nông nghiệp Việt Nam đang từng bước chuyển đổi mô hình sản xuất đáp ứng xu thế tăng trưởng xanh, tiêu dùng xanh.
Mặc dù đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp, song việc phát triển các cây công nghiệp chủ lực ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế do sản xuất manh mún, người trồng lạm dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học… Nhiều sản phẩm vẫn ở dạng chế biến thô nên giảm sức cạnh tranh và thu nhập cho người dân cũng như doanh nghiệp.
Hiện nay, nhiều vùng, địa phương trên cả nước có điều kiện đất đai, khí hậu để phát triển cây công nghiệp chủ lực như: Cà-phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu và dừa. Những năm qua, các loại cây công nghiệp chủ lực giúp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và tạo nguồn nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến.
Sầu riêng đang được xem là cây ăn quả phát triển “nóng” ở Việt Nam nói chung và khu vực Nam Bộ nói riêng sau sự kiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với trái sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc vào ngày 11/7/2022.
Ðầu tháng 4 vừa qua, Trường Thuỷ sản (Trường Ðại học Cần Thơ) tổ chức Hội thảo, tập huấn về quy trình gây mê tôm càng xanh và chế biến sản phẩm từ tôm càng xanh tại Cà Mau, trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp tỉnh: “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch nâng cao giá trị tôm càng xanh tại tỉnh Cà Mau” do PGS.TS Lê Thị Minh Thuỷ làm chủ nhiệm, cơ quan chủ quản là Sở KH&CN tỉnh Cà Mau.
Những năm qua, thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bạc Liêu và có những đóng góp rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Trong đó, mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao (UDCNC) đã phát triển vượt bậc và có vai trò dẫn dắt đối với sự phát triển của ngành tôm. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn đối diện nhiều khó khăn, thách thức trên con đường mở rộng.