Hơn 20 tuổi, đang ổn định ăn lương KTNN, Đào A Đương (thôn Mường Bo 2, xã Mường Bo, TX. Sa Pa - Lào Cai) đầu tư mở trang trại nuôi gà đen. Bằng cách làm bài bản và chịu khó học hỏi, anh đã thành công và trở thành chủ trang trại trẻ nhất ở bản người Tày.
Biến ý tưởng thành hiện thực
Nhìn dáng người khỏe khắn với gương mặt ưa nhìn sau gọng kính trắng, khó mà nhận ra được nét lam lũ của người nông dân ở chàng trai người Tày. Chỉ khi Đương dẫn tôi ra khu chuồng trại rộng chừng hơn 300 m2 với đàn gà đen tuyền 1.000 con rồi thoăn thoắt thái chuối, tỉa ngô, kiểm tra chuồng trại... tôi mới tin rằng Đương đã dùng cả khối óc và bàn tay của mình để gây dựng trang trại này.
Đương kể, mấy năm trước, khi Đương vừa học xong ra trường, đi làm cho một HTX. Lương cứng chỉ 3-5 triệu đồng/tháng nhưng được đi nhiều vùng, tham quan rất nhiều mô hình trang trại. Có lần được đi đến các trang trại chăn nuôi gà đen của hai huyện Mường Khương và Simacai, Đương rất thích. Vốn là người bản địa ở Sa Pa, Đương biết gà đen được coi là món ăn đặc sản của nhiều nhà hàng, quán ăn, rất được khách du lịch ưa thích. Nhưng Đương không thấy cơ sở nào tại địa bàn chăn nuôi quy mô giống gà này. Bao nhiêu câu hỏi nảy ra trong đầu: Tại sao một thị trường tiêu thụ mạnh như Sa Pa lại phải đi nhập gà ở nơi khác về? Nuôi gà đen có khó không? Tại sao mọi người chỉ chú trọng nuôi các loại gà thương phẩm khác?... thôi thúc Đương không ngừng tìm kiếm câu trả lời, thậm chí đến tận nơi nuôi gà đen để tìm hiểu. Sau đó, Đương quyết định mua 100 con về cho bố mẹ nuôi thử. Mặc dù, được chăn nuôi theo cách truyền thống, thả tự nhiên hoang dã không được chăm sóc nhưng đàn gà vẫn phát triển, chỉ khi khu chuồng trại quá bẩn, tạo môi trường để mầm bệnh sinh sôi thì đàn gà mới ngã bệnh chết mất khoảng 20 con.
Đã tìm hiểu kỹ và nuôi thí điểm, Đương quyết định nghỉ việc ở HTX về nhà chuẩn bị chuồng trại nuôi 500 gà giống. Chàng trai 22 tuổi lên quy hoạch 80m2 xây khu chuồng trai nuôi nhốt, 250m2 vườn chăn thả. Mua gà giống từ một ngày tuổi về úm và tiêm phòng đầy đủ, sau 3 tháng, đàn gà của Đương đã trổ mã. Hàng ngày chỉ loanh quanh chuẩn bị băm chuối, kiếm rau, thay nước, kiểm tra trấu lót, cho gà ăn 3 bữa sáng, trưa, chiều, nhưng nhìn gà khỏe mạnh thi nhau mổ ngô, rau, thân chuối, Đương biết công sức của anh đã được đền đáp. Khoảng 5 tháng thì gà được xuất chuồng, trung bình mỗi con gà trống được khoảng 2,2kg, gà mái từ 1,2-1,7kg. Đương nhẩm tính: “Với giá bán 150.000 đồng/kg, mình thu về khoảng 150 triệu đồng, trừ chi phí thì lãi thu được khoảng 30-40 triệu đồng/lứa. Mỗi năm 2 lứa gà, mình thu lãi gần 100 triệu đồng”.
Gà đen là giống gà quý, thịt mềm, thơm, ngọt nên giá bán cũng cao hơn các loại gà khác. Nuôi và cung cấp tại chỗ cho các nhà hàng, khách sạn và bán tại chợ ở Sapa không đủ, Đương quyết định đầu tư số lượng gà lên gấp đôi.
Tiếp nối thắng lợi
Bắt đầu nuôi gà đen từ năm 2020 đến nay, tổng đàn gà của Đương đã lên đến 1.000 con, Đương đã có đủ kinh nghiệm để xử lý sự cố chăn nuôi và nhiều đầu mối tiêu thụ. Không chỉ tự tay chăm sóc gà cẩn thận, tỷ mỷ, chàng trai trẻ vẫn lên nương làm ruộng trồng ngô, lúa.
Đương cho biết: “Trước đây, cả nhà mình chỉ trông vào mấy mảnh ruộng, mỗi năm một vụ cho thu hoạch khoảng 30 bao, hơn một tấn thóc. Ngô cũng chỉ được hơn 1 tấn. Vừa phục vụ gia đình, vừa để chăn nuôi gà, lợn, mình vẫn phải mua thêm nhiều. Giá ngô trước chỉ 5.000 đ/kg, nay lên 9.000đ/kg, vì vậy, để tiết kiệm chi phí mình không dám thuê nhân công, chăm sóc gà cũng cẩn thận hơn để gà lớn khỏe mạnh không bị bệnh. Chỉ tính riêng năm 2021, tiêu thụ 2 lứa gà mình cũng lãi được khoảng gần 200 triệu đồng”. Cũng nhờ sự tính toán, tìm hiểu kỹ càng mà Đương nuôi lứa nào “ăn” lứa đấy, không bị thua lỗ. Đó cũng là động lực để chàng trai người Tày có thêm nhiệt huyết và quyết tâm gắn bó, phát triển chăn nuôi.
Đến nay, cơ sở nuôi gà đen nhà Đương đã có tiếng trên thị trường bởi cách làm khoa học, chăn nuôi sạch không chỉ cung cấp trên địa bàn thị xã Sa Pa mà lái buôn ở nhiều tỉnh như: Lai Châu, Hà Giang, Hà Nam... tìm đến. Đương chia sẻ: “Để mô hình này của mình phát triển được bền vững, mình dự tính kêu gọi nguồn vốn để mở rộng quy mô, tiến tới thành lập HTX vừa tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho bà trong trong bản vừa có đủ tư cách pháp nhân để ký kết hợp đồng với các nhà hàng, khách sạn, công ty, doanh nghiệp... cung ứng lâu dài”.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.