Nhiệt độ xuống thấp, nhiều địa phương thậm chí có băng giá xuất hiện, bà con miền Trung đã chủ động chống rét cho gia súc.
Nghệ An: Vùng núi cao xuất hiện băng giá trên rau màu
Mấy ngày qua, khu vực Đồn Biên phòng Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) nhiệt độ xuống thấp, đã xuất hiện băng giá phủ một lớp mỏng trên lá cây, mái nhà.
Nhiệt độ xuống thấp có lúc chỉ còn 30C, khi nhiệt độ tăng dần thì băng giá mới tan chảy.
Băng mỏng đã phủ trên cây cỏ tại Trạm Kiểm soát Buộc Mú, Đồn biên phòng Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Phương Linh.
Đỉnh núi Phu Xai Lai Leng xã Na Ngoi, nằm ở độ cao hơn 2.700m so mực nước biển. Những năm gần đây, vào dịp rét đậm ở đây đã xuất hiện băng giá, tuyết rơi.
Các đợt rét tăng cường liên tục những ngày qua khiến nhiệt độ tại vùng núi cao miền Tây Nghệ An chỉ còn 5-7°C.
Do vây, nhiều đơn vị thuộc BĐBP tỉnh Nghệ An ngoài việc triển khai biện pháp phòng tránh rét ảnh hưởng đến công tác, sinh hoạt và sẵn sàng chiến đấu, còn cử các tổ công tác xuống địa bàn đóng quân, hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân các biện pháp phòng chống, tránh rét cho người và vật nuôi để giảm bớt thiệt hại.
Muôn kiểu chống rét cho vật nuôi của nông dân Nghệ An
Thời tiết đang rét đậm, nông dân Nghệ An đã áp dụng nhiều giải pháp để chống rét cho vật nuôi. Trong đó, huyện Quỳnh Lưu có sáng kiến sử dụng tỏi tươi trộn vào thức ăn để chống rét cho cá.
Cho gia súc ăn thêm thức ăn dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe. Ảnh: Minh Thái.
Những ngày này, thời tiết một số nơi tại huyện Nghĩa Đàn, nhiệt độ hạ xuống 13 - 15 độ C, ảnh hưởng lớn đến vật nuôi. UBND huyện đã chỉ đạo các phòng chuyên môn, phối hợp với địa phương triển khai phương án chống rét cho vật nuôi.
Xã Nghĩa Hưng là một trong những địa phương chăn nuôi gia súc, gia cầm mạnh, với tổng đàn trâu, bò trên 1.200 con, đàn gà gia cầm 70 ngàn con. Hàng năm, cứ vào dịp rét, xã tập trung chỉ đạo các xóm triển khai công tác phòng chống đói, rét cho gia súc gia cầm.
Ông Lê Minh Đức, xóm Nghĩa Nhân có 5 con trâu và 1 con bò, mặc dù có bãi chăn thả, nhưng gia đình vẫn tận dụng diện tích đất trống quanh nhà để trồng cỏ voi cho trâu, bò ăn thêm.
Thông qua các lớp tập huấn do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức, ông đã áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi cho gia súc trong ngày đông giá rét, chuồng trại được che chắn rất cẩn thận.
Ông Đức cho biết: "Thời gian qua thường xuyên được địa phương thông báo về diễn biến thời tiết rét đậm sẽ còn kéo dài. Do đó, gia đình đã chủ động che chắn chuồng trại, lót nền bằng rơm cho đàn trâu, bò.
Chủ động nguồn thức ăn, bổ sung chất dinh dưỡng, bảo đảm đàn trâu, bò phát triển tốt không phát sinh bệnh trong những ngày rét đậm kéo dài".
Là một trong những hộ có kinh nghiệm chăn nuôi lâu năm, chị Nguyễn Thị Thìn, xóm Tân Cay, xã Nghĩa Lợi chia sẻ: Năm nào cũng vậy, thu hoạch lúa xong, gia đình thu gom, tích trữ rơm rạ để làm thức ăn cho đàn trâu, bò trong mùa đông giá rét.
Theo chị Thìn, ngoài đảm bảo thức ăn, việc che kín và đảm bảo chuồng trại khô ráo, sạch sẽ trong mùa rét là rất cần thiết. Ngoài ra, khi nhiệt độ xuống thấp, chị còn bổ sung thức ăn tinh như: Cám gạo, bột ngô... và cho bò uống nước ấm, nước muối để tăng sức đề kháng; đồng thời, chú trọng tốt công tác tiêm phòng nên nhiều năm qua, đàn trâu, bò của gia đình phát triển tốt.
Hiện, huyện Nghĩa Đàn có hơn 28.000 con trâu, bò; hơn 1,6 triệu con gia cầm; dê 30 nghìn con…
Ông Nguyễn Văn Nam - Phó trưởng Phòng NN&PTNT Nghĩa Đàn cho biết: Những ngày qua không khí lạnh tăng cường, rét đậm, phòng Nông nghiệp đã chỉ đạo các xã, thị trấn trên loa truyền thanh đến tận các thôn, xóm, khuyến cáo người dân phải chủ động phòng, chống dịch bệnh, chống rét cho gia súc, gia cầm...
Đối với nuôi trồng thủy sản cũng bị ảnh hưởng lớn, bởi thời tiết rét đậm, nếu không có giải pháp chống rét. Đây là năm thứ 3, anh Hồ Đình Nhiệm ở xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu) tiếp tục nuôi tôm vụ đông trong nhà màng.
Anh Nhiệm chia sẻ: “Vào mùa đông, nhiệt độ thấp nên tôm rất khó phát triển, người nuôi cần nắm rõ kỹ thuật và phải chuẩn bị các điều kiện trước đó mới nuôi được.
Bà con nên hạn chế thay nước nhiều lần trong ao, nó sẽ gây ra hiện tượng sốc nhiệt vì trời lạnh. Ngoài ra, cần bổ sung lượng vi sinh theo định kỳ, bón vôi trong ao để ổn định độ kiềm và PH.
Quan trọng nhất, nên thả tôm giống trước mùa đông, mật độ thả từ 80 - 100 con/m2”.
Tại vùng nuôi cá thương phẩm hơn 20 ha ở xã Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu), bà con ở đây đang che phủ ni lông, thả bèo tây vào ao để đảm bảo độ ấm cho cá sinh trưởng. Anh Đậu Đức Kính, hộ nuôi cá thương phẩm cho biết: “Gia đình nuôi 10 ha cá nước ngọt như rô phi, cá trắm, chép, cá lóc.
Vào mùa đông, thời tiết rét đậm phải duy trì độ sâu từ 1,4 - 1,5 m. Trên mặt nước thả 2/3 bèo tây để chắn gió, ở góc ao để những bó rơm, rạ để làm nơi tránh rét, trú ẩn cho cá; đồng thời dùng quạt oxi để tăng khả năng hấp thụ cho vật nuôi”.
Đặc biệt, anh Kính sử dụng tỏi tươi làm thức ăn cho cá để tăng sức đề kháng, giảm khả năng nhiễm bệnh. Theo anh, liều lượng tỏi được sử dụng từ 100 – 150g/100 kg cá/ngày. Với 6 tấn cá, anh Kính cho ăn khoảng 1,8 tạ/lần, tỏi được bóc vỏ, xay nhuyễn trộn vào thức ăn.
Các hộ nuôi trồng thủy sản cho biết, tuyệt đối không được dùng lưới và các loại phương tiện đánh bắt, gây xát thương cho cá, dễ bị nhiễm bệnh và chết. Đối với những đối tượng nuôi thương phẩm đạt kích cỡ, khi nhiệt độ xuống quá thấp, cần thu hoạch ngay để tránh thiệt hại.
Vụ đông năm 2020, bà con Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai nuôi gần 200/900ha tôm vụ đông, khoảng 700ha diện tích cá nước ngọt. Các hộ đang tích cực phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc để tôm khỏe mạnh.
Hà Tĩnh: Linh hoạt ứng phó với thời tiết, sáng tạo trong sản xuất
Trái đất ấm dần lên, những hiện tượng thời tiết bất thường xuất hiện ngày càng nhiều, khiến sản xuất nông nghiệp bị thay đổi, do đó, nông dân Hà Tĩnh đã linh hoạt vận dụng kinh nghiệm, khoa học công nghệ vào sản xuất.
Nhiều năm qua, ông Tuấn đã canh tác thành công trên cánh đồng lớn.
Bà con đã biết “mềm” hóa lịch thời vụ, cơ động trong chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Ông Nguyễn Đức Tuấn (xã Ích Hậu, Lộc Hà) cho biết: “Mùa đông ngày càng đến muộn, diễn biến bất thường. Vì thế, để không “thua cuộc”, tôi luôn chuẩn bị những phương án chăm sóc, bảo vệ lúa vụ xuân”.
Hiện, với 8 ha nằm ở vùng trũng, hằng năm, ông xuống giống vụ xuân trước lịch chung 5-10 ngày. Thời tiết năm nay có nhiều thay đổi, ông cũng tính toán kỹ hơn cho việc gieo trồng sắp tới.
Theo ông Tuấn, sau khi gieo sạ, mạ khoảng 3-4 lá mà gặp rét đậm, rét hại rất dễ chết, đây là lúc ruộng cần đủ nước để giữ ấm cho lúa. Vì vậy, ngoài nước thủy lợi từ song Én, ông đang đào ao hồ, đắp đập chủ động nguồn nước.
Ngoài ra, chọn những giống lúa chịu rét tốt, vụ xuân năm nay, ông gieo sạ dày hơn nhằm phục vụ cho việc tỉa giắm sau này…
Nếu những năm trước, ông Tuấn chỉ gieo sạ cho tất cả diện tích, thì năm nay ông dùng một ít đất để gieo mạ dự phòng, tích cóp tro từ rơm rạ để phủ lên ruộng sau khi gieo, và chuẩn bị ni-lông bao bọc mạ sau khi bắc để mạ không bị chết rét…
Biến đổi khí hậu cực đoan là điều khó lường, vì thế, nông dân không còn quá phụ thuộc vào cách tính tiết khí của người xưa nữa, thay vào đó, nên tìm kiếm các thông tin dự báo thời tiết để chủ động sản xuất.
Và bằng kinh nghiệm của mình nông dân trồng rau, củ, quả cũng có những phương pháp ứng phó riêng.
Chị Phan Thị Hồng Lộc (xã Vượng Lộc, Can Lộc) chia sẻ: “Những năm thời tiết rét kéo dài đến tháng Giêng, Hai, chúng tôi sẽ tránh gieo sớm các loại kém chịu lạnh như: bầu, bí, dưa chuột…
Một trong những kinh nghiệm chị Lộc áp dụng nhiều năm qua là ủ ấm cho cây thời tiết rét đậm, rét hại. Để làm ấm cho cây trồng, dùng phân chuồng, rơm, rạ hoai mục, tấp ủ gốc.
Đồng thời, dùng ni-lông phủ kín các luống cây giai đoạn gieo mầm và cây con, để tăng nhiệt độ, độ ẩm cho đất.
Các hộ chăn nuôi quy mô lớn cũng có những “kịch bản”riêng. Là cơ sở chăn nuôi công nghệ hiện đại, thời điểm này, HTX Nga Hải (xã Xuân Mỹ, Nghi Xuân) đã chuẩn bị nhiên liệu để sưởi ấm cho đàn gà.
Ông Lê Văn Bình - Giám đốc HTX Nga Hải cho biết: “Gà chịu nhiệt kém, nhiệt độ trong chuồng phải luôn trên 28oC, vì vậy, khi nhiệt độ xuống thấp, cần năng lượng lớn. Trong những đợt rét đến muộn và kéo dài thời gian tới, chúng tôi đã chuẩn bị khoảng 20 tấn than đá để ủ ấm cho gà”.
HTX Nga Hải có đàn gà trên 20.000/ lứa, được nuôi ở 2 khu, mỗi khu 1.200 m2. Tại mỗi khu, ông Bình đặt 8 lò nhiệt để ủ than đá. Việc dùng than đá thay điện để sưởi ấm cho gà, sẽ giúp cơ sở của ông tiết kiệm hàng chục triệu đồng/lứa, hiệu quả ủ ấm cũng tốt hơn…
Trước những biến đổi khí hậu, nông dân Hà Tĩnh cũng có những biến chuyển trong sản xuất. Không bảo thủ, linh hoạt chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; nghe theo sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn; ứng dụng nhiều kinh nghiệm sản xuất, đi đôi với sử dụng tiến bộ KHKT là cách người dân lựa chọn để tránh thất bát…
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…