Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 20 tháng 9 năm 2017 | 7:52

Nhiều tiềm năng phát triển nghề nuôi ong tại Tây Nguyên

Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi ong mật, góp phần thúc đẩy phát trển nông nghiệp và kinh tế - xã hội một cách bền vững. Ngành ong còn có nhiều tiềm năng để chuyển giao cho các nước trong khu vực như Campuchia, Lào và Myanmar. Tuy nhiên, nghề này tại các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều thách thức.

Giá trị xuất khẩu có thể đạt 300 triệu USD

Nghề nuôi ong ở nước ta đã có từ lâu đời, ngay từ thế kỷ thứ 8 đã có kỹ thuật nuôi ong và đến thế kỷ thứ 18 kỹ thuật nuôi ong đã được viết thành sách. Nghề nuôi ong truyền thống vẫn tiếp tục phát triển cho đến những năm 60 của thế kỷ 20 khi kỹ thuật nuôi ong hiện đại được du nhập vào Việt Nam. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất 1975, kỹ thuật nuôi ong thương mại tiên tiến đã lan tỏa ra miền Bắc và kỹ thuật nuôi ong này được áp dụng rất thành công tại các tỉnh Tây Nguyên.

Hiện nay, mặc dù nghề nuôi ong chỉ chiếm một tỉ phần nhỏ trong cơ cấu nông nghiệp và được ít người biết đến, tuy nhiên nghề nuôi ong mật Việt Nam lại có vị trí quan trọng trên thị trường quốc tế. Việt Nam là một trong số các nước xuất khẩu mật ong đứng đầu thế giới vào các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Tây Âu.

Tây Nguyên có vùng đất đỏ bazan, có khí hậu mát ôn hòa thích hợp cho nhiều loại cây trồng và thực vật phát triển. Từ hai yếu tố quan trọng này, Tây Nguyên đã phát triển diện tích rất lớn cây cà phê, cao su, điều và rừng tự nhiên. Đây chính là cơ sở quan trọng để phát triển đàn ong tại Tây Nguyên và mối quan hệ khăng khít giữa các nhà vườn với người nuôi ong trở nên mật thiết hơn thúc đẩy hai lĩnh vực này cùng phát triển. Người nuôi ong tận thu được nguồn lợi mật hoa tự nhiên để ong làm ra mật. Người làm vườn thấy được năng suất quả hạt tăng lên rõ ràng. Từ đây, một số người nghèo ở Tây Nguyên đã trở nên giàu có nhờ nuôi ong mật.

Hiện, số lượng đàn ong trên Tây Nguyên chiếm tỷ lệ lớn (30% cả nước). Tổng đàn ong của Việt Nam khoảng 1,5 triệu đàn, các tỉnh Tây Nguyên có khoảng 500.000 đàn mà chủ yếu là ong ngoại Apis mellifera cho sản lượng mật chiếm ưu thế. Về sản lượng do có điều kiện tốt, mặc dù có số đàn chiếm 30% nhưng sản lượng mật ong của Tây Nguyên (30.000 tấn/năm) chiếm trên 50% cả nước (53.000 tấn/năm). Giá trị xuất khẩu mật ong của cả nước là 79,5 triệu USD và của Tây Nguyên là 45 triệu USD.

Hiện tại, số lượng đàn ong trên Tây Nguyên chiếm tỷ lệ lớn (30% cả nước)

Theo Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng để phát triền ngành ong mật hàng hoá tại Tây Nguyên xuất khẩu là rất lớn. Nếu tính về tiềm năng cho Tây Nguyên về riêng sản lượng mật của 260.000ha cao su (300kg mật/ha) sẽ cho khoảng 78.000 tấn mật; cà phê với 561.000ha cũng cho khoảng 79.000 tấn mật. Nếu tính cả diện tích điều và cây lâm nghiệp thì Tây Nguyên có thể đạt tới 200.000 tấn mật và mang lại giá trị xuất khẩu khoảng 300 triệu USD. Đạt con số này Việt Nam sẽ tiếp tục ở vị trí thứ 2 trên thế giới (Trung Quốc thứ nhất với 437.600 tấn). Giá trị trên còn chưa bao gồm các sản phẩm phụ có giá trị dinh dưỡng rất cao và đặc sắc mang giá trị bản địa của Tây Nguyên là sữa ong chúa, phấn hoa, keo ong, nọc ong cung cấp chính cho thị trường trong và ngoài nước. Ngoài sản phẩm hiện có, mật ong còn là nguồn vật liệu quan trọng trong ngành chế biến thực phẩm giúp gia tăng giá trị mà Việt Nam còn nhiều cơ hội phát triển.

Ngoài giá trị về kinh tế, ngành ong tạo ra thị trường lao động dồi dào, môi trường kinh doanh thuận lợi. Nhiều công ty nhà nước và tư nhân đã sản xuất và kinh doanh thành công tại các tỉnh Tây Nguyên như Công ty ong Đắk Lắk, xí nghiệp ong Gia Lai, xí nghiệp ong Bảo Lộc, cùng các công ty ong tư nhân lớn như Phong Sơn, Thế Hồng sẵn sàng bao tiêu các sản phẩm mà các tỉnh Tây Nguyên tạo ra.

Kiểm soát dịch bệnh, nguồn giống ong để tăng năng suất, chất lượng

Do có nhiều điều kiện thuận lợi và thị trường ổn định số lượng đàn ong tại Tây Nguyên tăng lên nhanh chóng. Ngoài số lượng ong của Tây Nguyên, khi đến mùa mật, trại ong trên cả nước di chuyển về Tây Nguyên khai thác mật và nuôi dưỡng đàn ong; chưa kể đến việc nhập ong chúa giống không rõ nguồn gốc và không thông qua kiểm soát dịch bệnh ong từ nước ngoài vào trực tiếp Tây Nguyên.

Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến dịch bệnh bùng phát và lan tràn mạnh. Năm 2007 - 2013, bệnh virus ấu trùng túi làm thiệt hại không nhỏ đến quá trình phát triển ong tại Tây Nguyên. Hiện nay, đã xuất hiện một số bệnh mới như bệnh ấu trùng vôi làm tổn thất đáng kể cho người nuôi ong (đặc biệt là các hộ đang sản xuất sữa ong chúa tại Lâm Đồng)...

Theo PGS.TS Phạm Hồng Thái, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ong và Nuôi ong Nhiệt đới (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), nghề nuôi ong mặc dù đã phát triển nhưng đang bộc lộ rõ tính thiếu bền vững, biểu hiện ở chỗ thiếu nguồn ong giống tốt, chống chịu được dịch bệnh. Hiện nay, bà con phải mua ong chúa với giá trị rất cao trên 5 triệu đồng/con, khả năng thay ong chúa tốt cho toàn trại của họ rất khó khăn nên năng suất và bệnh dịch nhiều.

Thêm vào đó, ong chúa giống sản xuất tự phát không được chọn lọc và biểu hiện thoái hóa cao, dễ nhiễm bệnh và nhiễm các loại ve ký sinh. Đặc biệt, thời gian gần đây, bệnh ấu trùng vôi bùng phát gây hại nặng cho nhiều người nuôi ong tại tỉnh Lâm Đồng. Việc quản lý đàn ong theo GMP chưa được áp dụng nên chất lượng mật ong cùng các sản phẩm ong khác chưa có giá trị kinh tế cao và thường không ổn định trên thị trường quốc tế (mật ong của Việt Nam chu yếu xuất dạng thô).

Việc quản lý đàn ong theo GMP chưa được áp dụng nên chất lượng mật ong cùng các sản phẩm ong khác chưa có giá trị kinh tế cao

PGS.TS Thái chia sẻ, tiềm năng của việc phát triển nuôi ong cũng như sử dụng con ong cho công tác xóa đói giảm nghèo ỏ Tây Nguyên là rất lớn. Với sản lượng mật ong của cả nước hiện nay khoảng 53.000 tấn, nếu áp dụng kỹ thuật và tổ chức phát triển sản xuất tốt riêng tại Tây Nguyên thì sản lượng có thể đạt gấp 3-4 lần cả nước...

“Để khai thác lợi thế sẵn có, khắc phục những thách thức để phát triển nghề ong mật Tây Nguyên giá trị cao và bền vững, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đang chọn lọc, lai tạo giống ong chất lượng cao bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Hiện nay đang triển khai tại Bắc Giang, và xuất sang Campuchia, giá thành chỉ con 500.000 đồng/ong chúa, năng suất tăng 20 - 25%. Áp dụng công nghệ này sẽ giải quyết và đảm bảo cung ứng đủ con giống tốt cho Tây Nguyên phục vụ sản xuất hàng hoá và xuất khẩu công nghệ sang các nước láng giềng. Ong chúa giống vừa có năng suất mật cao vừa có khả năng chống bệnh tốt. Như vậy sẽ giải quyết được con giống có nguồn gốc rõ ràng theo tiêu chuẩn đăng ký VietGap hay GMP trong nuôi ong mật.

Ngoài ra, cần đào tạo và nâng cao nhận thức cho người nuôi ong về các tác nhân gây bệnh và chỉ áp dụng các biện pháp sinh học. Không sử dụng kháng sinh và thuốc diệt ve ký sinh để tồn dư trong sản phẩm như bà con đang tiến hành phổ biến hiện nay. Đào tạo tập huấn cho người nuôi ong chuyển đổi hình thức nuôi ong theo hướng công nghệ cao, an toàn thực phẩm đáp ứng tiêu chuẩn GMP nhằm đảm bảo thương hiệu mật ong Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng khi Việt Nam hội nhập với thế giới ngày càng sâu rộng”, PGS.TS Phạm Hồng Thái cho biết thêm./.

Quốc Hùng

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top