Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 25 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 30 tháng 11 năm 2018 | 21:48

NN Tây Nguyên: Lâm Đồng nhập khẩu nhiều giống hoa đón Tết

Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Ðồng cho biết, năm 2018  toàn tỉnh nhập về hơn 65,4 triệu củ, cây, ngọn, hạt, cành hoa của 44 chủng loại về gieo trồng, tăng mạnh so năm 2017.

 

hoa-lđ-66661.jpg

 Nhập khẩu nhiều giống hoa chuẩn bị đón Tết 2019

 

Hiện, Lâm Đồng có 14 công ty nhập khẩu giống hoa, phần lớn từ Hà Lan, Chile, Pháp và New Zealand. Năm 2018, các doanh nghiệp đã nhập về trên 47,7 triệu củ giống lily, tương đương 150 ha, trồng tại TP Đà Lạt và các huyện lân cận.

So với năm ngoái, năm nay lượng củ giống hoa lily nhập về tăng khoảng 3,5 triệu củ. Lan hồ điệp 3,25 triệu cây, tương đương 80 – 85 ha, nhiều hơn năm 2017 là 1,4 triệu cây.

Năm 2018, ngọn hoa cúc nhập về khoảng 1,8 triệu ngọn, (tăng 316.074 ngọn). Các giống hoa khác như tulip, cẩm chướng cũng tăng nhiều so năm 2017.

Trong khi đó, một số giống hoa cao cấp khác lại giảm so  năm 2017. Cụ thể, hoa cát tường, giảm 2 triệu hạt; hoa hồng là 3.456 ngọn, giảm 2.103 ngọn so cùng kỳ. 

Hiện, diện tích hoa công nghệ cao tại Lâm Đồng đạt 3.800 ha/4.021 ha,  94,5% sản lựơng, ước trên 3,29 tỷ cành.

Buôn Ma Thuột: Phát triển trang trại VAC công nghệ cao đến 2020

Được biết, đến nay T.p Buôn Ma Thuột đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

 

tr-trai-vac-3333.JPG

Trang trại rau hữu cơ của Công ty HTFam, Buôn Ma Thuật

 

Theo đó, phấn đấu đến năm 2020, Thành phố có 235 trang trại VAC, giải quyết việc làm cho 1.600 lao động, giá trị sản xuất bình quân đạt 5 tỷ đồng/năm/trang trại, 100% trang trại đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

Phấn đấu đến năm 2025, có 250 trang trại VAC, trong đó, 70% trang trại áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, tạo việc làm cho 1.750 lao động; trong đó, 80% lao động đã qua đào tạo, tập huấn các kiến thức khoa học kỹ thuật canh tác VAC.

Để đạt mục tiêu trên, T.p Buôn Ma Thuột sẽ hỗ trợ các trang trại áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp và công nghệ chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch; mở lớp tập huấn về kinh tế trang trại và các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp; đồng thời, hằng năm xây dựng 1 – 2 mô hình điểm về trang trại VAC áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, để triển khai nhân rộng…

Hiện, T.p Buôn Ma Thuột  có 225 trang trại trồng trọt và chăn nuôi, trong đó, 105 trang trại đã áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, chiếm tỷ lệ 46,7%.

Lạc Dương: Làng K'Ho vào vụ thu hoạch cà phê

Những vườn cà phê Arabica dưới chân núi Langbiang, Thị trấn Lạc Dương (Lâm Đồng) đang vào mùa trái chín. Cả làng K’Ho đã bắt đầu thu hái cà phê. Những thương hiệu Cà phê Langbiang, Cà phê K’Ho đang ngày càng được nhiều người biết đến.

 

lđ-ca-fee-9999.jpg

 Hái cà phê chín để đảm bảo chất lượng

 

Hiện, nhà Ro Lan Cơ Liêng ở B’Nơr C, Thị trấn Lạc Dương, cũng là địa chỉ K’Ho Coffee, đã bắt đầu đông vui, nhộn nhịp. Một xe máy cày vừa chở cà phê về, những bao cà phê tươi nguyên được chuyển xuống, nhóm các bà, các chị, đang quây quần lựa nhặt, loại trái xanh, đưa vào sơ chế.

Một nhóm khác, cả chục thanh niên đang rửa cà phê. Một chàng trai giải thích: Chỗ hạt này đã chà vỏ, ngâm một ngày rồi, giờ xả ra và rửa sạch trước khi phơi. Đây là phương pháp chế biến ướt đối với cà phê Arabica

Cà phê sau khi chà rửa xong, màu xanh bóng, trông thật mê. Quả thật là được tận mắt thấy trái cà phê sau khi hái xuống được chăm chút, nhặt nhạnh, chà rửa kỹ càng và phơi trên giàn, trong nhà kính sạch sẽ, ai nhìn thấy cũng yên tâm. 

Ngoài sân, mấy du khách “Tây ba lô” cũng đang trải nghiệm… làm cà phê. Anh chàng Moul Du Lick - một kỹ sư nông nghiệp, hướng dẫn viên của K’Ho Coffee, từng thực tập nghề nông ở Mỹ, Israel, tiếng Anh “như gió”, chỉ dẫn họ những thao tác thủ công để làm ra hạt cà phê thành phẩm. Hì hục giã, rồi sàng sẩy, lóng ngóng, rơi vãi, nhưng vui, như vậy để hiểu được con đường từ cái hạt bé nhỏ đến ly cà phê thơm nức kia gian lao như thế nào.

Theo Ro Lan Cơ Liêng - cô chủ K’Ho Coffee, bây giờ, bà con đã quen làm cà phê sạch. Sạch từ khâu chăm sóc, thu hái, đến chế biến. Cũng như những vụ trước, Ro Lan vẫn thu mua cà phê tươi cho bà con. Có đến 70 hộ, khoảng 20ha, ở thôn B’Nơr C tham gia với K’Ho Coffee.

Vợ chồng Ro Lan đã hướng dẫn bà con chăm sóc, thu hái, đến vụ thu hoạch, mua sản phẩm đủ tiêu chuẩn với giá cao hơn ngoài. Tuy nhiên, do diện tích giàn phơi có hạn, nên có hôm phải tạm ngưng thu hái, để đợi giàn.

Cũng vì quy mô sản xuất, chế biến còn nhỏ, nên việc thu mua cà phê tươi của K’Ho Coffee chỉ chủ yếu cho bà con ở thôn B’Nơr C. Ro Lan cho biết, 50% sản phẩm K’Ho Coffee được xuất khẩu, và năm nay, thị trường chính sẽ là Nhật Bản. 

Anh K’Ho Liêng Hot Ha Set, dẫn tôi đi quanh làng, những vườn cà phê Arabica đang mùa trái chín. Ha Set cho biết, trước đây, bà con không quan tâm lắm đến cây cà phê, vì giá bán thấp, thu nhập bấp bênh, còn bây giờ, cà phê ở đây đã có thương hiệu - Cà phê Langbiang, Cà phê K’Ho, bà con rất phấn khởi vì thu nhập sẽ tăng.

Được biết, huyện Lạc Dương cũng đã quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung, có các tổ sản xuất liên kết với doanh nghiệp sản xuất - tiêu thụ. Vì vậy, bà con dân tộc K’Ho sẽ gắn bó với cây cà phê truyền thống của mình.

 

 

k-t-csu-9999.jpg

 Già làng A Khunh (trái) bên vườn cao su liên kết đã đến kỳ thu hoạch. 

 

Từ khi còn ở chung với bố mẹ, ông A Khunh đã nổi tiếng là thanh niên siêng năng, chăm chỉ ở làng Plei Rơ Hai 1, cả ngày hầu như đều bám rẫy. Bởi thế, sau khi lập gia đình, A Khunh đã có trong tay rất nhiều ruộng đất để trồng lúa, mì, bắp.

Với mong muốn vươn lên làm giàu, A Khunh không chỉ làm kinh tế bằng kinh nghiệm, mà luôn chịu khó tham gia các lớp tập huấn khuyến nông do hội nông dân tổ chức; học hỏi cách làm ăn của nông dân trong vùng.

Để tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, năm 2009, ông A Khunh đã chuyển đổi 5 sào lúa giống truyền thống (lúa Xà Cơn) 1 vụ sang trồng giống lúa mới 2 vụ cho năng suất, sản lượng cao; chuyển đổi 10ha đất rẫy trồng mì kém hiệu quả sang trồng cao su, liên kết với Nông trường Cao su Thanh Trung; chuyển 1,5ha đất trồng lúa ở chân ruộng cao thường xuyên thiếu nước sang trồng mía. 

Đến nay, mặc dù mới có 4ha cao su liên kết đi vào khai thác, nhưng tổng nguồn thu nhập của gia đình A Khunh đã tăng lên khá cao, bình quân từ 150-200 triệu đồng/năm.

Từ chỗ biết cách làm ăn và là một trong những người có uy tín trong làng, nhiều năm qua, ông A Khunh đã được bà con dân làng Plei Rơ Hai 1, bầu làm thôn trưởng. Năm 2017, sau khi chuyển giao chức thôn trưởng cho người trẻ tuổi đảm nhận, ông tiếp tục được dân làng bầu chọn làm già làng.

Ông A Khunh cho biết, trong  nhiều năm đảm nhận chức thôn trưởng, già làng, để bà con nghe theo, tin theo lời nói của mình, ông luôn nêu cao tinh thần học hỏi; gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, phong trào ở khu dân cư, đặc biệt là tích cực tham gia phát triển kinh tế để bà con dân làng học hỏi và làm theo.

Gia đình anh A Lờ (ở làng Plei Rơ Hai 1) trước đây có 1ha đất để trồng mì, 1,5 sào đất để trồng lúa 1 vụ lúa Xà Cơn, nhưng cuộc sống vẫn không đảm bảo cái ăn. Sau khi nghe lời ông A Khunh chuyển đổi diện tích đất trồng mì sang trồng cao su liên kết với Nông trường Cao su Thanh Trung, gia đình anh A Lờ đã từng bước thoát nghèo, có thu nhập ổn định.

Gần đây, gia đình A Lờ còn phát triển được đàn bò 10 con, vừa để lấy sức kéo, vừa lấy nguồn phân chuồng bón cho cây trồng và bán cho các nhà vườn.

Ông Lương Thanh - Chủ tịch Hội Nông dân phường Lê Lợi nhận xét: “Già làng A Khunh không chỉ là người uy tín ở làng Plei Rơ Hai 1, mà còn là hội viên nông dân tiêu biểu của phường, vì rất tích cực trong các hoạt động, phong trào của hội. Nhờ nắm bắt kịp thời các kiến thức nông nghiệp, già A Khunh đã nhạy bén trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng kinh nghiệm và kỹ thuật trồng trọt vào sản xuất. Đồng thời tuyên truyền, vận động bà con dân làng cùng làm theo, từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo trong thôn”.

Với sự đóng góp không nhỏ của già A Khunh, đến nay, cả làng Plei Rơ Hai 1 đã phát triển được 50ha cao su liên kết với Nông trường Thanh Trung; 100% số hộ gia đình đã chuyển đổi giống lúa truyền thống 1 vụ sang trồng giống lúa mới 2 vụ, và biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp năng suất, sản lượng cây trồng và thu nhập cho các hộ dân.

 

 

 

An Như (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Sơn Dương nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

    Sơn Dương nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

    Huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) hiện có 61 sản phẩm được xây dựng nhãn hiệu, thiết kế bao bì nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc, trong đó có 49 sản phẩm đạt sản phẩm OCOP.

  • “Vùng khát” Tả Gia Khâu nỗ lực xây dựng NTM

    “Vùng khát” Tả Gia Khâu nỗ lực xây dựng NTM

    Từ trung tâm huyện Mường Khương (Lào Cai), chúng tôi ngược 30km đèo dốc về Tả Gia Khâu, xã biên giới đặc biệt khó khăn với bốn bề núi đá, nơi cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều chuyển biến nhưng cũng còn lắm gian nan.

  • Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Tỉnh Thừa Thiên Huế dành nguồn lực và thực hiện các chương trình cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Top