Những năm gần đây, mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa ở nhiều địa phương trong tỉnh Cà Mau tăng nhanh. Riêng huyện Thới Bình có gần 12.000ha, tăng khoảng 4.000ha so với năm 2016. Hiện nay, thương lái vào tận ruộng để thu mua tôm nguyên liệu.
Nhiều nông dân cho biết, mô hình này mang lại hiệu quả từ năng suất đến chất lượng, vì con tôm thích ứng rất tốt với điều kiện tự nhiên, rủi ro dịch bệnh thấp, hạn chế sử dụng hóa chất độc hại, tạo ra sản phẩm sạch và tăng thu nhập trên cùng diện tích trồng lúa.
"Giá tôm hiện tại đạt 100.000-110.000 đồng/kg. Với mức giá này, nông dân có lợi nhuận", ông Nguyễn Văn Quận nói và cho biết nông dân hy vọng giá cả ổn định khi thu hoạch rộ vào dịp cuối năm.
Theo người nuôi, năng suất bình quân tôm đạt từ 150 đến 220 kg/ha, sau khi trừ hết chi phí, bà con còn lãi trên dưới 30 triệu đồng/ha nuôi, cá biệt có hộ đạt gần 50 triệu đồng.
Ông Trần Văn Lê, ở xã Tân Bằng cho biết, bình quân mỗi năm nuôi tôm càng xanh, gia đình ông có thêm thu nhập hơn 20 triệu đồng từ mỗi ha nuôi.
Không riêng người dân ở huyện Thới Bình, nhiều nông dân ở huyện U Minh cũng trúng vụ tôm. "Thời tiết năm nay thuận lợi, hơn 30.000 con tôm càng xanh giống của gia đình thả nuôi, chi phí khoảng 5 triệu đồng, sau khi thu hoạch còn lãi gần 30 triệu", anh Đỗ Văn Hồng, ở huyện U Minh nói.
Kinh nghiệm người nuôi tôm cho thấy, ngoài việc nắm bắt tốt kỹ thuật thì khâu chọn con giống, thả nuôi, chăm sóc cũng không kém phần quan trọng. Hơn nữa, để con tôm phát triển tốt, ngoài các khâu cải tạo đất, nguồn nước, con giống thì khâu cho ăn cũng đóng vai trò rất quan trọng, quyết định lớn đến năng suất của tôm nuôi.
"Khi tôm được khoảng một tháng tuổi thì cho ăn bằng gạo lứt xay, khoảng 2 tháng tuổi thì cho ăn khoai mì và sau 3 tháng thì cắt cá phi hay ngâm lúa lên mộng rồi cho tôm ăn", anh Hồng chia sẻ.
Theo ngành nông nghiệp, các vùng ngọt hóa Bán đảo Cà Mau, mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa đang mang lại nguồn thu nhập khá cho người dân, vì có nguồn thu trực tiếp từ con tôm và cây lúa.
Mặc khác, kỹ thuật nuôi tôm càng xanh cũng dễ hơn nuôi tôm sú. Người nuôi chỉ cần thả con giống với mật độ 2-3 con/m2, sau 3 tháng là có thể thu hoạch.
Để tránh tình trạng nông dân bị thương lái ép giá, ngành chức năng khuyến cáo bà con không thu hoạch ồ ạt vào cao điểm.
"Cần thu hoạch lúa trước, tôm sau, nhằm vừa có thời gian để tôm lớn hơn, bán được giá, vừa giải quyết tình trạng sản lượng tôm tăng ồ ạt gây mất giá", lãnh đạo ngành nông nghiệp nói./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…