Sân chơi toàn cầu không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp mà ngay cả người nông dân cũng cần thay đổi tư duy về canh tác, sản xuất, chất lượng hàng hóa…
Tham gia sân chơi toàn cầu các yếu tố trong chuỗi giá trị nông sản không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn nông dân cũng cần đổi mới tư duy về thay đổi phương thức canh tác, liên kết áp dụng tiến bộ kỹ thuật hướng đến sản xuất hàng hóa lớn, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của tiêu dùng và thị trường xuất khẩu.
Sân chơi toàn cầu không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp mà ngay cả người nông dân cũng cần thay đổi tư duy về canh tác, sản xuất, chất lượng hàng hóa… |
Không chỉ mạnh dạn tổ chức lại sản xuất, đổi mới phương thức canh tác áp dụng công nghệ vào sản xuất, tham gia sân chơi nông sản toàn cầu nông dân cũng nhận thức phải tăng cường liên kết với nhau để có thể áp dụng mô hình sản xuất mới, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu người tiêu dùng và đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường xuất khẩu.
Hiện nay, mô hình trồng cà rốt, củ cải đường theo công nghệ tự động của Nhật Bản và Hàn Quốc của anh Nguyễn Văn Linh, ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh mỗi năm đem lại doanh thu 9 tỉ đồng, tạo việc làm cho 50 lao động thường xuyên với thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng và khoảng 150 lao động mùa vụ với thu nhập 150.000 – 200.000 đồng/người/ngày.
Anh Nguyễn Văn Linh chia sẻ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ai cũng có thể áp dụng nhưng quan trọng nhất phải đổi mới tư duy trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay thì mới đủ sức tham gia sân chơi toàn cầu.
“Mình cũng phải đầu tư máy móc của Nhật Bản và nghiên cứu cách canh tác của quốc tế để áp dụng. Việc đưa khoa học công nghệ lúc đầu cũng gặp khó khăn, nhưng khi có hiệu quả sẽ tạo thuận lợi cho sản xuất, rút ngắn được thời gian, tăng năng suất. Ai cũng có thể làm được ví dụ như mảnh ruộng bé mình cứ coi đây là mảnh ruộng lớn nhưng thay đổi tư duy sẽ đem lại hiệu quả cao”, anh Minh nói.
Là nông dân chăn nuôi quy mô lớn, sau 8 năm xây dựng trại nuôi gà áp dụng công nghệ của Thái Lan và Cộng hòa liên bang Đức đến nay nông dân Nguyễn Văn Công có tổng cộng 5 trại gà đẻ trứng với khoảng 40.000 con cho doanh thu 24 tỷ đồng/năm, tuy nhiên khi đề cập đến những thách thức mà nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vẫn còn không ít băn khoăn.
“Khó khăn nhất của người chăn nuôi nếu những người làm nhỏ lẻ thì ít nhưng với những người làm quy mô công nghiệp đó là vốn đầu tư. Trong xu thế hội nhập hiện nay, đạt được các yêu cầu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 càng nhanh sẽ càng tốt. Nếu như không làm được thì phải xác định là mình đánh mất nghề”, anh Công cho hay.
Nông dân và nông sản Việt Nam phải đối mặt cạnh tranh gay gắt ngay tại thị trường nội địa. |
Theo các chuyên gia, tham gia sân chơi lớn toàn cầu nông dân và nông sản Việt Nam không những phải đối mặt với thách thức là cạnh tranh gay gắt tại thị trường nội địa, mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn. Nếu không đáp ứng được các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, tem nhãn hàng hóa cũng như chất lượng sản phẩm, thì không chỉ mất cơ hội xuất khẩu mà còn mất cả cả thị trường sân nhà.
Ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn phân tích: “Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế về chính sách, thông tin minh bạch giúp nông dân và doanh nghiệp để định hình sản xuất với mục tiêu cuối cùng hướng đến tiêu dùng và xuất khẩu”.
“Nhà nước đang thúc đẩy mở cửa thị trường và muốn tận dụng được các thị trường xuất khẩu, sản phẩm phải đảm bảo các tiêu chuẩn. Quan trọng nhất là tổ chức lại sản xuất với các cơ chế, chính sách gắn kết doanh nghiệp với nông dân hiệu quả hơn để sản xuất lớn, chất lượng tốt qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh”, ông Thắng cho biết thêm.
Nhấn mạnh đến vai trò của doanh nghiệp liên kết với nông dân để đưa nông sản tham gia sân chơi toàn cầu, Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho rằng, doanh nghiệp không chỉ đóng vai trò tham gia và dẫn dắt các khâu sản xuất, chế biến sâu gia tăng giá trị nông sản mà còn là lực lượng tiên phong có tiềm lực về vốn, có điều kiện ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, kinh nghiệm quản trị trong nước và quốc tế, hiểu rõ những quy định của thị trường quốc tế, từ đó sẽ hướng dẫn, đào tạo, dẫn dắt những nông dân sản xuất hàng hóa đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế.
Theo ông Hà Công Tuấn, 10 triệu hộ nông dân trong suốt thời kỳ đổi mới, họ là những "hạt nhân kinh tế" phát triển, "hạt nhân sáng tạo". Đó là những lao động cần cù làm nên nền nông nghiệp hôm nay.
“Tuy nhiên trong nền kinh tế mở như hiện nay nếu từng hộ gia đình làm sẽ không thể tiếp cận được những yêu cầu, tiêu chuẩn, những biến đổi rất nhanh chóng của thương trường quốc tế. Vì vậy, muốn thâm nhập và phát triển mạnh hơn thì phải liên kết, mà liên kết đó là ai, rõ ràng "đầu tàu" dẫn dắt chuỗi này phải là doanh nghiệp”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Rất cần những chính sách thúc đẩy được sự liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Hay nói cách khác, làm sao để kết nối hàng triệu hộ nông dân nhỏ lẻ hiện nay để có thể tạo thành một chuỗi sản xuất quy mô lớn, có đủ các “mắt xích” liên kết chặt chẽ với nhau từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, phân phối, khi đó mới có thể hội nhập một cách tự tin.
Và cũng chỉ khi đó, những sản phẩm nông sản ngoại nhập sẽ không còn là nỗi lo đối với nông dân cũng như đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông sản./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…