Tuy sản xuất gặp nắng nóng kéo dài, nhưng vụ hè thu năm nay, các tỉnh miền Trung được đánh giá là được mùa, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nghệ An được mùa hè thu dù sản xuất trong nắng nóng kéo dài
Nhiều địa phương ở Nghệ An đã hoàn thành thu hoạch lúa hè thu. Năng suất cao hơn hẳn mọi năm - đó là nhận xét của nhiều người dân xã Diễn Thành (Diễn Châu). Với 4 sào lúa, gia đình bà Trần Thị Sáu dự kiến thu về gần 1,3 tấn thóc. “Lâu lắm rồi mới có một vụ hè thu được mùa như năm nay. Theo hướng dẫn của xã và doanh nghiệp cung ứng giống, mạ ủ được 9 ngày là tôi đưa ra cấy, lúa phát triển nhanh và cứng cây. Sâu bệnh cũng hầu như không có nên đỡ tốn tiền mua thuốc.
Vụ hè thu năm nay, huyện Diễn Châu gieo cấy 8.900 ha lúa. Nếu năm ngoái năng suất lúa hè thu chỉ đạt bình quân 47 tạ/ha, thì năm nay con số đó lên tới 53,5 tạ/ha. “Năm nay Diễn Châu gieo cấy muộn, lúa trổ tập trung từ 20 - 25/7, muộn hơn năm ngoái từ 10 - 12 ngày, tránh được thời tiết khắc nghiệt, trong thời gian lúa trổ có gió nồm, độ ẩm không khí cao nên lúa phơi mao tốt, cho năng suất”, ông Lê Thế Hiếu - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Diễn Châu cho biết.
Tuy nắng nóng kéo dài nhưng khác với mọi năm, năm nay Nghệ An gió Lào ít hơn mọi năm, giai đoạn lúa phân hóa đòng thời tiết có ẩm độ không khí khá cao, hạn không khí ít hơn; một số diện tích lúa trổ gặp mưa đầu tháng 8 nhưng không đáng kể, nhờ đó cây lúa thuận lợi phát triển và cho năng suất. Nắng nóng cũng làm các loại sâu bệnh hại ít có cơ hội phát sinh gây hại, công tác dự tính, dự báo kịp thời và phòng trừ hiệu quả.
Bố Trạch: Thay đổi tích cực trong sản xuất vụ hè thu
Dù thời tiết không thuận lợi, nắng nóng gay gắt kéo dài, nhưng với sự chủ động của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự nỗ lực của người dân nên sản xuất vụ hè-thu ở Bố Trạch (Quảng Bình) đã có những thay đổi tích cực và về đích thắng lợi, góp phần bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực trong cả năm 2020 theo kế hoạch đề ra.
Ngay từ đầu vụ hè thu năm 2020, huyện Bố Trạch đã lên kế hoạch và đề ra phương án thực hiện, trong đó, giao cho các địa phương trên địa bàn phải thực hiện vượt chỉ tiêu so với kế hoạch. Cụ thể, toàn huyện quyết tâm sản xuất 2.650ha lúa/2.100ha theo kế hoạch. Ngoài ra, các địa phương cũng sản xuất ngô, lạc, dưa hấu tùy thuộc vào tình hình hình đặc trưng, phù hợp của mỗi địa bàn.
Để bảo đảm tiến độ, chất lượng, huyện Bố Trạch ban hành chính sách hỗ trợ 3.000 đồng/kg giống lúa chất lượng cao; đồng thời, mạnh dạn đưa vào sản xuất bộ giống mới, như: Hà Phát 3, HN6, QS447, Bắc Thịnh.... Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện cũng hướng dẫn bà con sản xuất theo phương pháp “cuốn chiếu”: thu hoạch vụ đông xuân đến đâu, thì tiến hành làm đất, diệt chuột và tiến hành xuống giống vụ hè thu đến đó.
Năng suất lúa hè thu ở Lộc Hà thuộc top đầu Hà Tĩnh
Nhờ tuân thủ thời vụ, chăm sóc tốt nên năng suất lúa vụ hè thu 2020 ở Lộc Hà đạt 49,3 tạ/ha, thuộc diện top đầu Hà Tĩnh
Theo ước tính, năng suất lúa vụ hè thu năm nay ở Lộc Hà đạt 49,3 tạ/ha (vượt 3,3 tạ/ha so với kế hoạch), sản lượng trên 9.798 tấn và thuộc diện top đầu của tỉnh.
Trong số này nhiều địa phương có năng suất rất cao như: Ích Hậu 57,3 tạ/ha; Hồng Lộc 52,2 tạ/ha; Tân Lộc 51 tạ/ha…
Ông Võ Tá Bình, Trưởng phòng NN&PTNT huyện, cho biết: “Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân trong toàn huyện đang tập trung ra đồng thu hoạch lúa và hiện đã gặt được 620 ha, đạt 31,2% diện tích.
Hiện nay, ngành và chính quyền địa phương đang tập trung chỉ đạo, đôn đốc bà con ra đồng thu hoạch để đảm bảo lịch thời vụ và tránh ảnh hưởng thiên tai".
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…