Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 9 tháng 4 năm 2022 | 20:51

Nuôi lợn rừng bằng thảo dược

Nhiều năm tìm cách phát triển kinh tế vườn đồi, anh Trần Nam Giang tình cờ biết được bí quyết nuôi lợn rừng bằng cây dược liệu.

Chiều một ngày đầu tháng 4, anh Trần Nam Giang, 45 tuổi, trú thôn 10, xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn, tất bật gom các bó thảo dược vừa hái từ trên núi về để bồi dưỡng cho hai cặp lợn nái mới sinh hơn chục con nhỏ. Trang trại nằm trên đồi của gia đình anh Giang rộng hàng nghìn m2, trước kia đất trống, nay lột xác bởi căn nhà xây khang trang cùng hệ thống xưởng chế biến thực phẩm, chuồng trại nuôi gia súc khép kín, xung quanh trồng nhiều cây ăn quả.

Anh Giang làm Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Trường, vợ là giáo viên, phải tằn tiện mới đủ trang trải cuộc sống và nuôi con ăn học. Nhà có vườn đồi rộng do bố mẹ để lại, anh Giang nhiều lúc suy nghĩ "làm một điều gì đó lớn lao" để cải thiện cuộc sống. Nhưng ý định khởi nghiệp từ nông nghiệp cứ nâng lên rồi hạ xuống, chưa dám thực hiện vì sợ mạo hiểm.

"Địa bàn khí hậu khắc nghiệt, khó tìm ra cây trồng và con nuôi phù hợp", anh giải thích. Năm 2014, tình cờ đọc báo thấy một số người dân vùng núi nuôi lợn rừng bằng cây dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh nói với vợ: "Hay mình thử một phen".

 

Anh Giang đang cho đàn lợn rừng ăn cây dược liệu. Ảnh: Đức Hùng

Anh Giang đang cho đàn lợn rừng ăn cây dược liệu. Ảnh: Đức Hùng

 

Được vợ ủng hộ, anh Giang mua thêm tài liệu, lên mạng tìm hiểu, tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi do Hội Nông dân tỉnh và huyện tổ chức. Đầu năm 2014, anh bỏ ra 50 triệu đồng xây dựng hệ thống chuồng trại rộng hàng trăm m2, phía trên lợp mái tôn. Tiếp đó, gia đình chi 30 triệu đồng mua năm con lợn rừng giống (bốn cái, một đực) về thả nuôi thử nghiệm trong khuôn viên. Số tiền trên một phần vợ chồng vay mượn, còn lại tích góp trong nhiều năm.

Thời gian đầu nuôi chưa quen, lợn gầy yếu, bỏ ăn khiến anh Giang trằn trọc nhiều đêm. Ngoài thả nuôi bán hoang dã, cho ăn thức ăn có sẵn trong vườn như rau chuối, sắn, ngô, khoai, anh còn lên núi hái hoặc đặt mua của người dân các cây dược liệu như chè đắng, chùm ngây, ngải cứu... về làm thức ăn cho lợn. Dần dần nhờ áp dụng tốt các phương pháp nuôi, lợn giống lứa đầu tiên từ gầy yếu trở nên béo tốt, bắt đầu cho thu nhập từ năm thứ hai trở đi từ việc bán con giống.

Theo anh Giang, lợn rừng không khó nuôi như nhiều người nghĩ, vấn đề chính là phải tìm được bí quyết thích hợp. Để thịt được ngon thì không nên cho chúng ăn thức ăn công nghiệp mà cần tăng cường rau củ quả và thảo dược.

 

Cây dược liệu được anh Giang gom từ trên núi về để làm thức ăn kiêm vị thuốc cho đàn lợn. Ảnh: Đức Hùng

Cây dược liệu được anh Giang gom từ trên núi về để làm thức ăn kiêm vị thuốc cho đàn lợn. Ảnh: Đức Hùng

 

"Ban đầu, tôi thường lên núi ở huyện Hương Sơn hái cây dược liệu, hoặc đặt mua của người dân với giá vài nghìn một bó, sau trồng thêm các cây này trong vườn. Nhờ ăn dược liệu hàng ngày, đàn lợn có sức đề kháng, không cần tiêm phòng hay tốn viên thuốc nào", anh Giang kể.

Lợn rừng thường mắc một số bệnh như ký sinh trùng ngoài da, giun đũa, suyễn... Anh Giang tìm hiểu cây dược liệu phù hợp cho ăn nhằm phòng bệnh. Chẳng hạn, lợn ăn cây chè khổng lồ sẽ hỗ trợ tốt về đường tiêu hóa. Khi con vật mang thai, có thể cắt nhỏ cây chè đắng trộn vào bữa ăn giúp lợi sữa, tốt cho mẹ và con. "Mỗi lần đi làm về, tôi thường ra chuồng ngắm đàn lợn, thấy chúng ăn được, ngủ được là bao muộn phiền tiêu tan", anh chia sẻ.

Lợn giống một năm sinh sản hai đợt, mỗi lứa đẻ 7-9 con. Một năm, trang trại của anh Giang nhân giống được hơn 300 con, ngoài để nuôi còn đem bán cho người dân trong vùng. Hàng quý, anh Giang còn nhập cho nhà hàng, quán ăn, siêu thị... trong tỉnh hơn 300 con lợn thương phẩm (35-40 kg/con), giá 160.000-200.000 đồng/kg. Vừa qua, anh Giang xây thêm xưởng sản xuất chế biến thịt lợn rừng mang thương hiệu Nam Giang, đã được nhà chức trách công nhận đạt chuẩn OCOP - chương trình "Mỗi xã một sản phẩm".

 

Lợn rừng nuôi bán hoang dã trong hệ thống chuồng trại của gia đình anh Giang ở thôn 10, xã Sơn Trường. Ảnh: Đức Hùng

Lợn rừng nuôi bán hoang dã trong hệ thống chuồng trại của gia đình anh Giang ở thôn 10, xã Sơn Trường. Ảnh: Đức Hùng

 

Trung bình một năm anh Giang thu về khoảng một tỷ đồng tiền bán lợn giống, lợn thương phẩm và sản phẩm thịt đông lạnh OCOP do cơ sở của gia đình làm ra. Sau khi trừ các chi phí về nhân công, thức ăn..., anh lãi 500-600 triệu đồng.

Hiện, anh Giang nuôi hơn 200 con lợn rừng giống và thương phẩm. Qua 8 năm, đã bỏ ra hơn 150 triệu đồng để làm chuồng trại, song anh Giang chưa hài lòng, dự tính nâng cấp hệ thống, cải tạo đất trồng thêm cây dược liệu nhằm tăng đàn, phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Ông Trần Văn Niềm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Trường, đánh giá anh Giang là người đột phá, dám nghĩ, dám làm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. "Đây là người đầu tiên nuôi lợn rừng bằng cây dược liệu trên địa bàn, thành công từ mô hình này mở ra nhiều phương án làm giàu cho dân địa phương trong việc tận dụng diện tích vườn đồi để phát triển kinh tế", ông Niềm nói.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top