Lê Duy Tân (22 tuổi) ở thị trấn Nhà Bàng (Tịnh Biên - An Giang) nổi tiếng gần xa vì mạnh dạn phát triển nuôi và bán “rồng Nam Mỹ” làm giàu.
Năm 2012, Duy Tân chính thức gia nhập Câu lạc bộ (CLB) Iguana tỉnh An Giang với 1 con giống ban đầu được nuôi như thú cưng. Sau đó, Duy Tân nghiên cứu quy luật sinh trưởng, cách chăm sóc để phát triển đàn Iguana hướng đến mục đích kinh doanh. Đến nay, mỗi năm Duy Tân thu được 300 con giống do tự tìm cách phối giống và không phải nhập con giống từ Thái Lan. Từ đầu năm đến nay, Tân có được xấp xỉ 500 con giống, 30 con nái đẻ và mỗi năm số tiền thu về từ việc bán rồng Nam Mỹ lên đến hàng trăm triệu đồng.
Cơ sở chăn nuôi của Tân chỉ rộng khoảng 100m2, được thiết kế nhiều tầng với khoảng 50 chiếc lồng thép. Mỗi lồng có chiều ngang chừng 80cm, dài 1,6-2m (tùy thuộc kích cỡ vật nuôi). Trong chuồng có bố trí máng đựng thức ăn, hồ nước tắm…
Duy Tân chia sẻ kinh nghiệm: “Chuồng nuôi phải đặt ngoài trời, đủ ánh sáng thường xuyên, nắng giúp rồng Nam Mỹ tiêu hóa được thức ăn để phát triển. Nếu mùa mưa, ánh sáng yếu, phải thắp thêm đèn. Một con rồng đẹp phải xem xét đầy đủ các yếu tố từ dàn gai, yếm đến các bộ phận trên cơ thể phải phát triển đều mới bán có giá”.
Duy Tân cho biết, theo nhiều tài liệu, nếu nuôi đúng cách, đúng các biện pháp khoa học kỹ thuật, thì mỗi con rồng Nam Mỹ có tuổi đời từ 4 đến 5 năm sẽ có trọng lượng trên 10kg. Thức ăn của chúng khá đơn giản, thường là các loại rau, củ, nhưng phải rửa thật sạch. Mỗi ngày phải cho chúng tắm nắng từ 7 đến 9 giờ sáng rồi mới cho ăn buổi sáng. Buổi chiều chúng ăn từ lúc 15 đến 16 giờ, sau đó sẽ tắm cho chúng bằng vòi nước hay có máng nước để chúng tự tắm trong chuồng. Mỗi tháng chúng sẽ tự lột da một lần để có một bộ da mới láng bóng, màu sắc đẹp.
Về màu sắc, rồng Nam Mỹ hiện nay tại Việt Nam có khoảng 7 màu khác nhau, trong đó Lê Duy Tân đang sở hữu 6 loại màu (vàng, bạch tạng, xanh, xanh xám, đỏ, bông đen).
Đặc biệt, loại động vật này có màu xanh xám được bán với giá cao ngất ngưởng. Năm 2018 , Tân bán được 1 con xanh xám nặng 1,5kg với giá 50 triệu đồng, mức giá cao nhất tại cơ sở của Tân. Hiện nay, Duy Tân đã cho rồng Nam Mỹ tự phối giống và ấp thành công con giống chất lượng cao, giá bán mỗi con giống từ 800.000 đến 5.000.000 đồng/con, tùy màu sắc, hình dáng. Người mua rồng Nam Mỹ đa phần nuôi trong lồng kiếng để làm thú cưng.
Thời điểm sinh sản của rồng Nam Mỹ từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau. Ấp trứng bằng máy với thời gian 75 ngày. Tỷ lệ nở con cao nhất chỉ khoảng 50%. Sau 7 ngày ra khỏi máy ấp, chúng tự phá vỡ vỏ trứng. Mỗi con rồng Nam Mỹ đẻ trong 3 đến 4 tháng với số lượng từ 40 đến 70 trứng, tùy thuộc sức sinh sản. Bình quân Tân thu lãi 500-700 triệu đồng/năm, tùy thuộc giá cả thị trường.
Nguồn tiêu thụ rồng Nam Mỹ chủ yếu tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc. Khi bán, anh sẽ tư vấn cách nuôi. Với những người ở gần, Duy Tân đến tận nơi hướng dẫn kỹ thuật.
Lê Duy Tân cho biết: “Tôi dự kiến mở rộng quy mô chuồng trại để nuôi rồng Nam Mỹ nhiều hơn. Đồng thời, đang tìm cách sản xuất con giống chất lượng cao, màu sắc đẹp để bán có giá nhất và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với những ai có nhu cầu”.
Rồng Nam Mỹ (tên khoa học là Iguana) thường sống ở các khu vực nhiệt đới Trung và Nam Mỹ, nhiều nhất là vùng Caribe. Loại động vật này được gọi là “rồng Nam Mỹ” vì có nguồn gốc ở phía Nam châu Mỹ và chúng có chiếc đầu rất giống đầu rồng. |
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…