Tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng cấm luôn diễn biến phức tạp, tùy từng thời điểm các đối tượng có phương thức, mức độ hoạt động khác nhau. Mới đây, chỉ trong thời gian ngắn lực lượng chức năng đã phá thành công nhiều vụ buôn lậu, hàng cấm số lượng lớn.
TP. HCM tạm giữ 140 tấn đường cát không rõ nguồn gốc
Mới đây, tổ công tác Đội QLTT số 3, Cục QLTT TP Hồ Chí Minh phối hợp với các lực lượng chức năng bất ngờ kiểm tra chiếc xe tải đậu trong bãi nằm trên đường Nguyễn Thị Sóc (huyện Hóc Môn), thì phát hiện trên xe đang chở hơn 40 tấn đường cát không rõ nguồn gốc, nghi nhập lậu. Các bao đường có trọng lượng 50kg được in dòng chữ Erawan Sugar, sản xuất tại Thái Lan. Lúc này, tài xế xe tải không xuất trình được bất cứ loại giấy tờ nào liên quan đến lô hàng.
Cùng thời điểm trên, lực lượng chức năng cũng kiểm tra một xe container đậu trên đường số 48, khu dân cư Tên Lửa (quận Bình Tân) và kiểm tra một xe tải tại bãi xe 39 (quốc lộ 1A, quận Bình Tân), cả hai chiếc xe đều chở đường cát không rõ nguồn gốc. Tổng trọng lượng đường chở trên 2 xe này là khoảng 100 tấn.
Theo lời khai của các tài xế, hơn 140 tấn đường cát nói trên được chở từ tỉnh Bình Dương, Đồng Nai lên TPHCM. Ước tính tổng trị giá lô hàng khoảng hơn 2 tỷ đồng. Lực lượng chức năng đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa nói trên để điều tra làm rõ.
Thanh Hoá triệt phá đường dây vận chuyển 10 kg ma túy đá
Ngày 19/5, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, tại Quốc lộ 217 thuộc địa phận thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh Thanh Hóa) bắt 4 đối tượng trong đường dây vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy từ Lào về Thanh Hóa tiêu thụ.
Kiểm tra tại chỗ, lực lượng Công an thu giữ 10 kg nghi là ma túy đá, 7 điện thoại di động, một xe ô tô mang biển kiểm soát 36A - 170.44, gần 600 triệu đồng, một khẩu súng quân dụng.
Tiếp tục khám xét nơi ở của các đối tượng, lực lượng Công an thu giữ thêm một túi nghi là ma túy dạng kẹo, 5 túi nghi ma túy đá, 200 viên thuốc lắc, một quả lựu đạn, hai khẩu súng quân dụng và 50 viên đạn các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến việc buôn bán ma túy.
Qua đấu tranh các đối tượng khai nhận số tang vật trên là ma túy đá và ma túy dạng kẹo, khi đang vận chuyển từ Lào về Thanh Hóa tiêu thụ thì bị bắt. Công an Thanh Hóa đã tạm giữ hình sự 4 đối tượng nói trên để tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án.
Tuyên Quang thu giữ gần 7,6 kg ma túy các loại
Ngày 18/5, Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, vừa phá thành công chuyên án lớn về ma túy, thu giữ gần 7,6 kg ma túy các loại.
Theo đó, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Tuyên Quang bắt quả tang 2 đối tượng là Hoàng Văn Luân, trú tại thôn Nà Lầu, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình và Vũ Ngọc Tuấn, trú tại xóm 9, xã Tràng Đà, TP. Tuyên Quang, đang vận chuyển trái phép 111,66 gam heroin.
Công an tỉnh Tuyên Quang đã giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với đối tượng Nguyễn Tiến Thắng để phục vụ điều tra.
Mở rộng điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tuyên Quang đã khám xét khẩn cấp chỗ ở và Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Tiến Thắng, trú tại thôn Tân Thành, xã Việt Vinh, (Bắc Quang, Hà Giang). Tang vật thu giữ gồm: 7.037,9 gam ma túy tổng hợp dạng đá; 3.109 viên hồng phiến có khối lượng 295,89 gam; 31 viên ma túy màu xanh có khối lượng 3,01 gam; 121,8 gam nhựa thuốc phiện; 15,98 gam heroin.
Tiếp tục đấu tranh mở rộng chuyên án, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy bắt giữ thêm nhiều đối tượng. Tổng số đối tượng bị bắt giữ là 7 người, thu giữ gần 7,6 kg ma túy các loại. Công an tỉnh Tuyên Quang tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định của pháp luật.
Hà Nội triệt phá đường dây buôn bán gần 1 tấn vảy tê tê
Theo đó, đầu tháng 1/2021, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, CATP Hà Nội phát hiện thông tin về đối tượng Nguyễn Thị Chính (xã Hợp Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) có hoạt động tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm động vật hoang dã nguy cấp là vảy tê tê…
Chính nằm trong đường dây tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép các loại sản phẩm động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm ở địa bàn Hà Nội và một số tỉnh khác. Đường dây này hoạt động rất tinh vi, kín đáo, thường xuyên thay đổi phương thức vận chuyển, địa điểm cất giấu và giao dịch để tránh sự phát hiện, kiểm tra của cơ quan chức năng.
Sau một thời gian theo dõi, thu thập thông tin mới đây, tại khu đô thị Hà Phong, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã phối hợp với Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra CATP Hà Nội bắt quả tang Nguyễn Thị Chính, Nguyễn Văn Sự, (trú tại xã Hợp Hòa, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc) và Hoàng Thị Hiền Phương (SN 1984; trú tại xã Hiền Giang, huyện Thường Tín, Hà Nội) khi các đối tượng này đang giao dịch mua bán vảy tê tê.
Tang vật cơ quan Công an thu giữ 984 kg vảy tê tê cây bụng trắng đựng trong 50 bao tải dứa. Mở rộng điều tra, cơ quan Công an tiếp tục bắt giữ Nguyễn Thị Hà (trú tại xã Hợp Hòa, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc) là đồng phạm với Chính trong hoạt động tàng trữ, mua bán hàng cấm là vảy tê tê.
Công an Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Chính, Nguyễn Thị Hà, Hoàng Thị Hiền Phương về tội Buôn bán hàng cấm và Nguyễn Văn Sự về tội Vận chuyển hàng cấm.
Đồng Nai bắt chủ cây xăng trong đường dây xăng giả
Sáng 19/5, tiếp tục thực hiện việc mở rộng điều tra chuyên án 920G, sản xuất, buôn lậu xăng giả, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã bắt khẩn cấp Bùi Ngọc Toàn (ngụ ấp Thái Hòa, xã Hố Nai 3, H.Trảng Bom) là chủ Trạm xăng dầu 233 thuộc Công ty TNHH –TV-TM Phúc Đại An, đóng tại xã Hố Nai 3, H.Trảng Bom để điều tra về hành vi buôn lậu.
Lực lượng công an cũng thực hiện việc khám xét nhà riêng và Trạm xăng dầu 233 của anh Bùi Ngọc Toàn. Tại đây, ngoài việc tiến hành lấy mẫu xăng dầu để kiểm nghiệm, trong quá trình khám xét trạm xăng và nhà riêng của Toàn, lực lượng công an còn thu giữ nhiều tài liệu, tang vật liên quan để phục vụ công tác điều tra.
Trước đó, ngày 18/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai cũng đã bắt khẩn cấp đối với bà Nguyễn Thị Như Mỹ (53 tuổi, chủ Công ty TNHH Việt Khánh Anh, đóng tại KP.3, P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa) để điều tra về hành vi buôn lậu. Ngoài việc bắt khẩn cấp bà Mỹ, lực lượng công an cũng tiến hành khám xét nhà riêng của bà này tại số 988, đường Đồng Khởi, KP.3, P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa.
Như vậy, quá trình đấu tranh mở rộng chuyên án 920G đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố, bắt tạm giam 60 bị can để điều tra về các hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, mua bán trái phép hóa đơn, nhận và đưa hối lộ.
Ngoài ra, cơ quan công an cũng đã thu giữ hơn 10 tàu thủy (tải trọng từ 400 đến 4.000 tấn), 2,7 triệu lít xăng, 120 tỷ đồng tiền mặt, 15 quyển sổ tiết kiệm với số tiền 70 tỷ đồng, 50 quyển sổ đó, phong tỏa 50 tài khoản với số tiền 190 tỷ đồng.
Hiện, chuyên án 920G vẫn đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Đồng Nai tiếp tục mở rộng điều tra để xử lý các đối tượng liên quan theo quy định của pháp luật.
Qua các vụ việc ở trên cho thấy, số đối tượng tham gia buôn bán hàng giả, hàng cấm trong một vụ án rất đông, được tổ chức bài bản, tinh vi, với số lượng hàng lớn. Nếu các cơ quan chức năng không kịp thời ngăn chặn, xử lý sẽ gây ra hậu quả khôn lường đối với xã hội.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.