Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 21 tháng 12 năm 2021 | 14:6

Phấn đấu đến năm 2022, Hà Tĩnh có thêm 40-50 HTX mới đi vào hoạt động

Sáng nay (21/12), Liên minh HTX đã tổ chức Hội nghị BCH và tổng kết hoạt động kinh tế tập thể năm 2021, đánh giá tình hình phát triển KTTT, HTX đồng thời triển khai phương hướng nhiệm vụ mới năm 2022.

Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương  quan cùng hơn 40 thành viên HTX trên các lĩnh vực.

 

268745498_2981837562054685_3775919507151597902_n.jpg
Ông Nguyễn Ngọc Hùng - Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh phát biểu tại Hội nghị, đánh giá những thành tựu nổi bật các hoạt động của các HTX trong năm 2021 đồng thời chỉ đạo phương hướng nhiệm vụ và đặt mục tiêu trong thời gian tới.

Năm 2021 là năm đầu của nhiệm kỳ 5 năm thực hiện các nhiệm vụ chính trị , phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, và cũng là năm đầu tiên thực hiện theo nghị quyết Đại hội Liên minh HTX Hà Tĩnh và Đại hội Liên minh HTX Việt Nam; Là năm tổ chức tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 18/3/2002. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa Xl về tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và Tổng kết 10 năm triển khai thi hành năm 2012.

Đây cũng là một năm đầy khó khăn  do dịch CoVid-19 gây ảnh hưởng toàn diện đến mọi mặt của đời sống xã hội cũng như nền kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, trong bối cảnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã... Tuy nhiên, bằng sự cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ Liên minh HTX Hà Tĩnh lần lượt đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 5,02%; trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,78 %, khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 9,6% khu vực dịch vụ giảm 0,7%, thuế sản phẩm… Cơ cấu nền kinh tế: khu vực nông nghiệp chiếm 15,31 %; khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 43,06%; khu vực dịch vụ chiếm 41,63%.

 

269632845_4632392396878492_5350719892918290342_n.jpg
 Anh Trần Hậu Nhân - Giám đốc HTX Nông nghiệp Bắc Sơn (Thạch Hà) cùng nhiều đại biểu của các HTX thẳng thắn trao đổi, chia sẻ về những thành tựa đã đạt được đồng thời cũng chỉ rõ những hạn chế, vướng mắc trong công tác quản lý...

Đến 12/2021 trên địa bàn toàn tỉnh có tới 1.037 HTX, trong đó: 936 HTX đang hoạt động, có 70 HTX thành lập mới. Với tổng vốn điều lệ của các HTX là 2.486.726 triệu đồng; vốn điều lệ bình quân 2.398 triệu đồng/HTX… hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: Nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có: 590 HTX (chiếm tỷ lệ 56,8%).

Các HTX đang dần chú trọng vào các khâu liên doanh, liên kết tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm dịch vụ tập trung, tích tụ ruộng đất. Đã có nhiều mô hình HTX kiểu mới điển hình tiên tiến, sản xuất kinh doanh giỏi. Trong năm, có 72 sản phẩm OCOP cấp tỉnh là sản phẩm của HTX, tổ hợp tác.

Thời gian qua, tỉnh Hà Tĩnh  đã từng bước triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phát triển KTTT, HTX; Liên minh HTX tỉnh làm tốt vai trò đỡ đầu của KTTT. Tổ chức tốt 12 lớp tuyên truyền, tập huấn cho các HTX với 750 người tham gia; chỉ đạo Quỹ hỗ trợ phát triển HTX đẩy mạnh cho vay với dự án đủ điều kiện. Lũy kế đến 10/12/2021 có 153 HTX/239 dự án được vay vốn với số tiền 80,933 tỷ đồng; riêng năm 2021 Quỹ đã giải ngân 20 dự án/19 HTX với số tiền 8,5 tỷ đồng.

Cũng trong năm nay, Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh và 39 HTX thành viên ủng hộ Quỹ phòng chống dịch COVID-19 tỉnh 57,5 triệu đồng; tặng xã Tùng Châu (Đức Thọ) 2.000 khẩu trang chống dịch.

Tại hội nghị lần này các đại biểu thẳng thắn chỉ ra các tồn tại như: một số huyện chưa tổ chức tổng kết 20 thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả KTTT; việc thực hiện các biện pháp phòng dịch gây khó cho việc triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển HTX; quá trình chuyển đổi số trong phát triển HTX còn chậm; nhiều HTX năng lực tài chính yếu, đội ngũ cán bộ quản lý HTX trình độ hạn chế; nhận thức về phát triển KTTT chưa đầy đủ; công tác quản lý Nhà nước đối với KTTT chưa thường xuyên, các HTX còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình cấp đất, chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

 

269753200_3184268021801685_4268283643303487838_n1.jpg

Trong tình hình mới Hội nghị cũng đã kịp thời đề ra và triển khai Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được đặt ra là: Tranh thủ sự vào cuộc của các cấp, ngành, các tổ chức đoàn thể tham gia phát triển KTTT; tạo điều kiện hỗ trợ cho KTTT phát triển cả về chất và lượng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương, tăng thu nhập cho các thành viên; tiếp tục nâng cao vai trò và chất lượng tham mưu các chủ trương, chính sách nhằm có những hỗ trợ cho KTTT, HTX phát triển; tạo điều kiện để các HTX tiếp cận thông tin, cơ chế chính sách, thị trường, nguồn vốn, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy xúc tiến thương mại; tăng cường quản lý nhà nước về KTTT; rà soát, phân loại, đánh giá HTX, đồng thời giải thể HTX yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu sản xuất, phát triển của nền kinh tế...

 

268783075_340916017471790_8187597518603702934_n.jpg
Ông Nguyễn Ngọc Hùng - Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cùng các đại biểu HTX tham quan gian hàng trưng bày các sản phẩm nổi bật.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, ông Phan Thành Biển - Phó Giám đốc Sở KH&ĐT: Tín hiệu đáng mừng là năm 2021 tỷ lệ HTX đóng nộp ngân sách Nhà nước tăng, nhất là các huyện Cẩm Xuyên, Đức Thọ. Điều này cho thấy, hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KTTT của tỉnh và các địa phương cũng như sự đổi mới của nội tại các HTX.

Ông Nguyễn Ngọc Hùng - Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh khẳng định: Trong thời gian tới các HTX cần tiếp tục đổi mới, đầu tư vốn, áp dụng khoa học công nghệ mới nhằm mở rộng và phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với thị trường tiêu thụ.

Phấn đấu đến năm 2022, Hà Tĩnh đặt mục tiêu thành lập mới từ 40 - 50 HTX; tỷ lệ HTX hoạt động hiệu quả khá, giỏi tăng bình quân 10%/năm; 80% cán bộ quản lý HTX thành viên được tham gia các lớp đào tạo tập huấn; tỷ lệ các HTX được tham gia vay vốn đạt 50% so với năm 2021; tỷ lệ các HTX được thụ hưởng chính sách 20%.

 

Hoàng Hằng
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top