Ngày 6/9, tại Sơn La, Liên Minh HTX Việt Nam cùng với 7 tỉnh Tây Bắc đã tổ chức Hội thảo Phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã từ tiềm năng, thách thức, đến giải pháp.
Hội thảo phát triển kinh tế hợp tác, HTX khu vực Tây Bắc tại Sơn La
Hội thảo đã bàn nhiều vấn đề về HTX như: tiềm năng đất đai, khí hậu khu vực Tây Bắc rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây, con vùng nhiệt đới, ôn đới một cách bền vững; nếu các HTX có cách làm sáng tạo, liên kết tiêu thụ sản phẩm tốt.
Được biết, thời gian qua các HTX khu vực Tây Bắc đã xuất khẩu rất nhiều sản phẩm vùng miền ổn định sang các nước châu Âu như cà phê, cam, chuối, chanh leo, xoài, nhãn, đây là hướng đi đúng đắn, các địa phương cần tiếp tục phát huy.
Ông Giàng A Tính, Phó Chủ tịch tỉnh Lai Châu, cho rằng, chúng ta đã có HTX kiểu mới, cần có sức sống mới nữa, mới có thể phát triển bền vững và giàu có được. Nay, muốn các HTX phát triển tốt, yếu tố cơ bản phải là nhân tố con người. Lai Châu hiện có trên 660 người quản trị HTX, nhưng có tới 70% chưa qua đào tạo, khiến cho các HTX khó có thể lớn mạnh được. Đơn cử về mặt quản lý tài chính, qua kiểm tra thấy không rành mạch, tín dụng đến để thẩm định cho vay vốn, họ thấy không rõ ràng, minh bạch nên không thực hiện cho vay được. Chưa kể, có HTX còn “copy” báo cáo của đơn vị bạn để làm báo cáo của đơn vị mình.
Ngoài ra, Hội thảo còn có rất nhiều ý kiến bàn về việc nên nâng mức hùn vốn lên 30%, 50%, thay vì trong Luật chỉ có 20%, mặt khác đây cũng là một trong những căn cứ để Ngân hàng cho vay vốn; hoặc, chỉ khi HTX phát triển đến trình độ cao hơn thì mới có điều kiện để phát triển nguồn vốn tốt hơn.
Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Bảo, cho rằng: “Qua ý kiến nhiều đại biểu chúng ta thấy, khu vực kinh tế hợp tác phát triển chưa tương xứng với chủ trương của Nhà nước. Tây Bắc có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa, an ninh quốc phòng, vì vậy, cần có cơ chế khuyến khích cụ thể, hoặc phải có chính sách đặc thù để phát triển tốt hơn. Nhất là khi Tây Bắc có nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao trong nước, cũng như khu vực. Mặt khác, đúng như các đại biểu đã thảo luận, vấn đề trình độ, năng lực quản trị của HTX rất quan trọng. Thẩm định thành lập HTX không phải cứ theo nguyện vọng mong muốn của họ, mà các tổ chức chính trị phải thẩm định mới cho thành lập”.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…