Phú Yên: Khi nào doanh nghiệp mới có nguồn đất san lấp mặt bằng? (kỳ 2)
Nhiều tháng nay, các doanh nghiệp thi công các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh Phú Yên gặp khó khăn trong việc tìm nguồn đất san lấp mặt bằng. Điều này dẫn đến nguy cơ tiến độ công trình bị ảnh hưởng.
Những năm trở lại đây, tốc độ tăng GRDP bình quân hàng năm của tỉnh Phú Yên đạt mức 7%. Quy mô nền kinh tế tăng gấp 1,6 lần so với năm 2015. Kinh tế phát triển đồng nghĩa với nhu cầu sử dụng đất, đá để san lấp mặt bằng phục vụ xây dựng các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, hệ thống giao thông và xây dựng các cơ sở hạ tầng khác ở Phú Yên là rất lớn. Tuy nhiên, hiện các nhà thầu thi công công trình trọng điểm của tỉnh đang gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn đất san lấp mặt bằng.
Theo các nhà thầu thi công công trình hạ tầng ở Phú Yên, để đảm bảo tiến độ theo hợp đồng, các nhà thầu đã tập trung phương tiện, thiết bị, nhân lực đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên, hiện tại một số dự án chậm tiến độ thi công. Nguyên nhân do các nhà thầu không tìm được nguồn đất để san lấp mặt bằng. Khi thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh như: dự án đường số 14, đường Trường Chinh nối dài, nút giao thông khác mức đường Hùng Vương - quốc lộ 1, nút giao đường dẫn cầu vượt Nguyễn Văn Linh, khu dân cư phố chợ Hòa Vinh, nâng cấp mở rộng quốc lộ 25…, các nhà thầu cần hàng triệu mét khối đất san lấp. Thế nhưng hiện Phú Yên có rất ít mỏ đất được phép khai thác, chưa kể trữ lượng cũng rất hạn chế, không đủ để phục vụ cho các dự án trên địa bàn.
Đại diện các đơn vị thi công công trình hạ tầng ở Phú Yên cho biết các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Yên đôn đốc, hối thúc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ đúng như kế hoạch nhưng nguồn đất san lấp mặt bằng rất khan hiếm, và rất khó mua với số lượng lớn, đơn vị thi công không biết làm sao. “Vấn đề doanh nghiệp bức xúc là hiện tại ở Phú Yên các nguồn vật liệu đất rất phong phú, quy hoạch các mỏ đất san lấp đã có từ khá lâu, thế nhưng đến nay địa phương vẫn chưa hoàn tất các thủ tục đấu giá quyền khai thác mỏ khoáng sản này để phục vụ nhu cầu triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh. Chưa kể, vì vấn đề này mà xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp độc quyền, tự tăng giá đất san nền. Cụ thể hiện nay, giá tính thuế tài nguyên đối với đất khai thác san lấp, xây dựng do UBND tỉnh quy định là 60.000 đồng/m3 nhưng trên thực tế, để có đất thi công công trình chúng tôi phải mua của đơn vị cung cấp đất với giá 95.000 - 105.000 đồng/m3, tương đương với việc để hoàn thành công trình, tiền mua đất san nền bị đội giá lên đến hàng tỷ đồng. Điều này rất bất cập đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình. Để có đất san lấp, đắp nền, nhiều khi đơn vị phải mua thêm đất chở từ nơi khác về vừa không chủ động lại tăng chi phí đầu tư công trình. Nhiều công trình khác trong tỉnh cũng rơi vào tình trạng tương tự khiến tiến độ thi công chậm, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Chính phủ”, chủ một doanh nghiệp xây dựng công trình ở TP Tuy Hòa nói.
Cung không đáp ứng cầu
Theo ước tính, hàng năm trên địa bàn tỉnh Phú Yên cần khoảng hàng trăm triệu m3 đất để phục vụ san lấp, xây dựng cho các dự án trên địa bàn; nhu cầu sử dụng đất san lấp cho các dự án rất cấp bách. Nếu các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Yên không sớm vào cuộc giải quyết một cách rốt ráo tình trạng thiếu đất san lấp, thì hàng chục các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, dự án đầu tư công, và chưa kể các dự án phát triển kinh tế xã hội khác sẽ rơi vào tình trạng bế tắc và không thể tìm ra lối thoát. Một khi sự việc này lên tới đỉnh điểm, ở mức “báo động đỏ” về thiếu nguồn cung, thì câu chuyện chậm tiến độ tại các dự án theo như kế hoạch ban đầu đưa ra cũng là điều hiển nhiên.
Như dự án Khu dân cư Phố chợ Hoà Vinh, TX Đông Hoà được thi công, xây dựng từ tháng 7/2019 trên diện tích hơn 12ha, với tổng vốn đầu tư 162,5 tỉ đồng. Từ đó đến nay, để hoàn thiện hạng mục san lấp mặt bằng, nhà thầu gặp rất nhiều khó khăn do không tìm ra nguồn đất. Đơn vị thi công nhiều lần mua đất ngoài thị trường với giá cao hơn rất nhiều lần so với giá theo quy định của Nhà nước, nhưng vẫn không đủ khối lượng để san lấp.
Theo các đơn vị thi công các dự án trên địa bàn tỉnh, để giải quyết tình hình khó khăn, khan hiếm nguồn đất san lấp nền như hiện nay, UBND tỉnh và các sở ngành có liên quan cần xem xét vận dụng cơ chế sử dụng các nguồn đất tận thu tầng phủ từ các mỏ đá, các nguồn đất dư thừa từ việc cải tạo mặt bằng công trình Nhà nước, công trình tư nhân và đất cải tạo từ các hộ cá nhân.
Trao đổi với báo chí ông Nguyễn Thành Quang, nguyên Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên, cho biết: Sau khi doanh nghiệp và báo chí phản ánh về tình trạng khan hiếm đất san lấp trên địa bàn tỉnh, tôi đã viết thư góp ý gửi cho Chủ tịch UBND tỉnh về vụ việc nêu trên với hy vọng tháo gỡ được ít nhiều cho doanh nghiệp cũng như các dự án đầu tư công đang triển khai tại địa phương, đảm bảo được tiến độ giải ngân như cam kết mà UBND tỉnh đã cam kết với Chính phủ.
Theo tính toán nhu cầu dài hạn, trữ lượng khai thác đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh đảm bảo đủ cung. Tuy nhiên, theo phản ánh của các đơn vị thi công các gói công trình thuộc các dự án lớn, trọng điểm của tỉnh, của quốc gia, thực tế mỏ đất san lấp được UBND tỉnh cấp phép trên địa bàn không thể đáp ứng đủ công suất, dẫn đến tình trạng khai thác trộm đất san lấp, gây ô nhiễm môi trường, nhà nước thất thu tài nguyên.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Các Câu lạc bộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi ở Thừa Thiên- Huế đã tạo sức lan tỏa cho phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đi vào chiều sâu, tạo chuyển biến tích cực trong đời sống của hội viên, nông dân.
Những năm qua, Lai Châu đã tích cực triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Với sự nỗ lực, các địa phương trong tỉnh cũng đã được nhiều kết quả tích cực.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.