Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 21 tháng 4 năm 2021 | 11:7

Phú Yên: Khuyến cáo nhập tôm hùm giống tại cơ sở uy tín để tránh rủi ro

Phú Yên là “thủ phủ” nghề tôm hùm, với số lượng lồng nuôi tập trung nhiều nhất ở thị xã Sông Cầu. Đây cũng là một trong những ngành nghề thủy hải sản mũi nhọn, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trên địa bàn.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều đầu mối nhập tôm từ các tỉnh về Phú Yên bằng xe ô tô cá nhân qua nhiều đường, khiến ngành chức năng khó kiểm soát được hết hoàn toàn số lượng tôm hùm giống nhập về tỉnh, cũng như khó kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm quy định về kiểm dịch.
 
Rủi ro chọn tôm hùm giống
 
Hiện nay ở thị xã Sông Cầu, số lượng lồng nuôi ngày càng tăng kéo theo nhu cầu con giống tăng, nguồn giống khai thác từ tự nhiên không đáp ứng đủ nên đã đẩy giá tôm hùm giống lên cao. Trong khi đó, các đầu nậu bán tôm hùm giống ở các tỉnh thành lân cận về địa phương bán tôm hùm giống với giá khá rẻ; có thời điểm chỉ khoảng 20.000 đồng/con so với tôm hùm khai thác (giá dao động khoảng 150.000 - 200.000 đồng/con). “Mới nhìn vào thì thấy con giống mập mạp, chắc khoẻ, tuy nhiên vừa thả xuống mấy tuần đã phát sinh bệnh và chết dần, khiến nhiều gia đình phải bán tài sản để cầm cự và khôi phục lại sản xuất”, ông Nguyễn Văn Tâm, người nuôi tôm hùm ở xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu cho biết.
12.jpg
Tôm hùm giống chưa qua kiểm dịch dễ nhiễm bệnh

Theo người dân địa phương, khi chọn nguồn giống, mua giống, người nuôi thường chủ quan, không xem xét kỹ càng nguồn gốc tôm, không yêu cầu người bán cung cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng con giống, xét nghiệm kiểm dịch và giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của lô hàng nên dễ dẫn đến bùng phát dịch bệnh trên diện rộng.

Mặc dù có quy định về kiểm dịch nguồn giống tôm hùm. Vậy nhưng giữa người nuôi và người bán không ràng buộc chặt chẽ lẫn nhau nên việc quản lý và bảo đảm chất lượng tôm hùm giống không đảm bảo. Người bán xong rồi đi, thiệt hại người nuôi lãnh đủ.
 
Tăng cường kiểm soát chặt giống tôm hùm nhập
 
Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay, có gần 3 triệu con tôm hùm giống đã được kiểm dịch nhập về các vùng nuôi Phú Yên.
 
Ngoài giống tôm được kiểm định đảm bảo yêu cầu tiêu thụ, hiện có nhiều đầu mối nhập tôm từ Khánh Hòa về tỉnh bằng xe ô tô con qua nhiều đường, bán trực tiếp cho người nuôi, thời gian và địa điểm bán không cố định. Do đó, rất khó để ngành chức năng kiểm soát được hết hoàn toàn số lượng tôm hùm giống nhập về tỉnh, cũng như kiểm tra xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy định về kiểm dịch.
 
Hiện tại, thị xã Sông Cầu “thủ phủ” nuôi tôm hùm của tỉnh có 28 cơ sở kinh doanh tôm hùm giống; trong đó có 13 cơ sở lớn nhập giống trực tiếp từ Khánh Hòa, còn lại là các cơ sở nhỏ lẻ, chủ yếu là đầu mối phân phối giống.
 
Qua kiểm tra của các cơ quan chức năng về việc chấp hành các quy định về kiểm dịch, phần lớn chủ các cơ sở kinh doanh giống tôm hùm tại địa phương đều trốn tránh, báo vắng mặt, gây khó khăn cho kiểm tra chất lượng con giống nhập về địa phương.
 
Trước những khó khăn trong việc kiểm soát con giống tôm hùm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm soát chặt giống tôm hùm nhập tỉnh, đồng thời khuyến cáo người dân mua con giống tại các cơ sở có uy tín, có giấy chứng nhận kiểm định, xét nghiệm bệnh theo quy định và thực hiện đăng ký kê khai ban đầu nuôi trồng thủy sản theo quy định để hạn chế những rủi ro.
 
Phú Yên là một trong những tỉnh có diện tích nuôi tôm hùm lớn ở nước ta. Đến tháng 4/2020, toàn tỉnh có hơn 119.000 lồng nuôi tôm hùm; trong đó tôm thương phẩm có 84.246 lồng, còn lại là tôm hùm giống. Chính vì việc nhập tôm giống với sô lượng nhiều và giá rẻ nên người nuôi ồ ạt đóng thêm lồng bè, nuôi ngoài vùng quy hoạch... khiến công tác quản lý ở địa phương gặp nhiều khó khăn.
Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top