Những năm gần đây, Quảng Nam đã xây dựng thành công nhãn hiệu và thương hiệu hàng hóa cho các sản phẩm nông nghiệp an toàn (NNAT), hữu cơ (HC) như: sâm Ngọc Linh, quế Trà My, tiêu Tiên Phước, sản phẩm Đảng sâm, ba kích Tây Giang…
Nhiều mô hình hiệu quả
Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam, đến nay, các địa phương trong tỉnh bước đầu xây dựng thành công một số mô hình NNAT, nông nghiệp sạch (NNS) có hiệu quả, tạo ra sản phẩm nông sản HC, sạch, an toàn và sản xuất (SX) theo chuỗi giá trị.
Đó là, rau hữu cơ (RHC) Thanh Đông tại Cẩm Thanh, RHC, rau an toàn Trà Quế tại Cẩm Hà (Hội An); RHC Điện Phương, gạo HC, an toàn Phong Thử (Điện Bàn); gạo đen theo hướng HC-HTX NN HC Bình Quý (Thăng Bình); rau VietGAP, an toàn Mỹ Hưng tại Bình Triều (Thăng Bình); RAT Bàu Tròn ( Đại An), gạo an toàn Ái Nghĩa (Đại Lộc)...
Các chuỗi sản phẩm an toàn, HC: Đậu phụng, bò, rau của HTXNN Điện Quang (Điện Bàn), trong đó chuỗi sản phẩm lạc đã gắn với việc xây dựng thành công thương hiệu “Dầu phụng đất Quảng”.
Phát triển hồ tiêu tại Tiên Phước, Phú Ninh; các loại cây bản địa như giống ớt A Riêu ở Đông Giang; chăn nuôi heo bản địa, ngan địa phương ở vùng miền núi.
Nuôi thủy sản theo hướng an toàn, hữu cơ như nuôi ghép tôm sú với cá dìa kết hợp trồng rong câu chỉ vàng tại Hội An, Núi Thành; trồng rong nho, rong câu chỉ vàng tại Núi Thành.
Các mô hình SX an toàn theo hướng HC liên kết chuỗi tiêu thụ của các cơ sở, trang trại, tổ hợp tác, HTX Khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam về SX RAT, HC, trồng rau thủy canh, trên giá thể, chăn nuôi heo, gà địa phương, vật nuôi bản địa (heo đen, dúi...), nuôi trồng thủy sản an toàn, sinh thái gắn với các tour du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái tại Điện Bàn, Hội An, Duy Xuyên, Thăng Bình, Quế Sơn, Phú Ninh, Núi Thành... ngày càng mở rộng và được nhân rộng.
Đặc biệt, đối với vùng miền núi, trung du, nơi có tiềm năng và lợi thế để phát triển các mô hình dược liệu đạt tiêu chuẩn HC và theo hướng HC như các mô hình bảo tồn và phát triển cây dược liệu: Sâm Ngọc Linh, ba kích, đảng sâm, sa nhân, đinh lăng..., chủ yếu tại các huyện Nam Trà My, Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang và Phước Sơn được khuyến khích và hỗ trợ xây dựng, phát triển.
Ngoài ra, tại số địa phương cũng đã phát triển sản xuất các cây dược liệu như nấm linh chi, hà thủ ô đỏ, giảo cổ lam, ngũ da bì gai, cà gai leo, gừng, nghệ đỏ... Bước đầu hình thành các chuỗi sản phẩm gắn với doanh nghiệp liên kết tiêu thụ, thu mua, chế biến.
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm
ThS. Võ Văn Nghi, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam, cho biết: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh giao Trung tâm liên kết với các trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng giới thiệu quảng bá nông sản, trong đó có nông sản HC, nông sản sạch đến với người tiêu dùng. Qua đó, mở rộng thị trường tiêu thụ. Ngành đã tham mưu để UBND tỉnh Quảng Nam ký kết với UBND TP. Đà Nẵng về chương trình hợp tác tiêu thụ nông sản an toàn sản xuất theo chuỗi của Quảng Nam.
Trước mắt, các tour du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái là một kênh xúc tiến, quảng bá và giới thiệu đem lại hiệu quả cho sản phẩm hữu cơ, nông sản sạch, an toàn...
UBND tỉnh Quảng Nam cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của ngành nông nghiệp phối hợp triển khai thực hiện 5 chuỗi sản phẩm an toàn, gồm: Thịt heo, nước mắm, rau, thịt gà, trứng gà và duy trì các chuỗi thịt (tại Thăng Bình, Đại Lộc). Đến nay, các sản phẩm đã được kết nối tiêu thụ tại TP. Đà Nẵng, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hiện Quảng Nam có khoảng 130 sản phẩm nông nghiệp lợi thế (trong lâm nghiệp, thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ), thuộc 06 nhóm sản phẩm: thực phẩm có 59 sản phẩm; đồ uống có 13 sản phẩm; thảo dược có 16 sản phẩm; vải và may mặc có 02 chuỗi sản phẩm; lưu niệm - nội thất - trang trí có 27 sản phẩm; dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng có 13 sản phẩm; quy hoạch 23 trung tâm và điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các huyện, thị xã, thành phố... Đây sẽ là cơ hội để quảng bá và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp an toàn, hữu cơ, nông sản sạch của Quảng Nam ra thị trường bên ngoài mang lại hiệu quả.
Trong năm qua, Trung tâm đã phối hợp với Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) cấp tem điện tử truy xuất nguồn gốc cho trên 50 loại sản phẩm nông sản của 40 doanh nghiệp, HTX...
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…