Với những lợi thế là một trong những khu vực nằm trong dải phân bổ ánh sáng mặt trời hằng năm khá lớn, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam có nhiều tiềm năng cho việc phát triển nguồn năng lượng sạch này trong tương lai.
Năng lượng sạch đang dần trở thành xu thế mới
Nền kinh tế tăng trưởng ổn định của tỉnh Quảng Nam nói chung, và huyện Quế Sơn nói riêng trong những năm vừa qua đã dẫn đến một nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng. Để đáp ứng nhu cầu này, chính quyền tỉnh cũng như Nhà nước đang tập trung phát triển công nghiệp thủy điện, nhiệt điện, dự kiến có thể cung cấp phần nhiều năng lượng cho quá trình hoạt động động, sản xuất của tỉnh. Nhiều dự án thủy điện, nhiệt điện quy mô nhỏ có số lượng gia tăng nhanh chóng, có thể sẽ làm phát sinh thêm các vấn đề môi trường – xã hội, rất dễ gây nên những hậu quả bất lợi cho sự phát triển bền vững của tỉnh Quảng Nam.
So với những phương pháp sản xuất điện truyền thống, cụ thể là nhiêt điện (phải sử dụng than, ô nhiễm không khí, các vấn đề về tro và xỉ thải…) và thuỷ điện (đòi hỏi nguồn nước lớn, diện tích rừng bị thu hẹp để phục vụ xây dựng, di dời dân cư…), thì điện mặt trời, cụ thể là hình thức pin điện mặt trời áp mái hoàn toàn có thể giải quyết được những vấn đề phát sinh của những hình thức sản xuất năng lượng truyền thống.
Việc tìm kiếm một nguồn năng lượng sạch dường như đang trở thành tất yếu đối với địa phương này. Và năng lượng điện sản xuất từ ánh sáng mặt trời có thể sẽ đáp ứng được với những thuận lợi sẵn có từ vị trí địa lý của huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Với ưu điểm là một trong những khu vực có số giờ nắng xấp xỉ 1600 giờ mỗi năm, bức xạ mặt trời có thể là một nguồn tài nguyên to lớn cho huyện.
Điện mặt trời áp mái gần như không có nhược điểm
Hệ thống pin mặt trời trên mái nhà có một số ưu điểm hết sức quan trọng:
1/ Không sử dụng diện tích đất, tận dụng được vị trí dư thừa từ phần mái nhà. Nhà nào có mái nhà thoáng đãng, đều có thể lắp đặt được.
2/ Do lắp đặt rải rác trên mái các tòa nhà nên chỉ đấu nối vào hệ thống lưới phân phối (chủ yếu là lưới hạ áp) đã có sẵn của ngành điện mà không phải xây dựng thêm lưới điên cao áp.
3/ Do chỉ đấu nối vào lưới điện phân phối khu vực, nên không ảnh hưởng tới độ tin cậy của hệ thống điện và không phải tăng cường nguồn dự phòng cho hệ thống điện.
4/ Có thể huy động dễ dàng nguồn vốn đầu tư từ nhiều đối tượng khác nhau (chủ doanh nghiệp, chung cư, công sở, cá nhân) trong xã hội.
Nhược điểm lớn nhất của giải pháp phát triển điện mặt trời trên mái nhà là ngành điện phải có trách nhiệm kiểm tra, xem xét và thanh toán tiền điện phát vào lưới cho chủ hộ. Tuy nhiên, xét trên cơ sở lợi ích quốc gia thì điện mặt trời sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng (giảm sử dụng than nhập), bảo vệ môi trường (giảm phát thải khí nhà kính) và không ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất (quy hoạch cho thuỷ điện) tại tỉnh Quảng Nam. Hay nói cách khác, năng lượng mặt trời là vô tận, dư thừa để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của toàn tỉnh nói chung, và huyện Quế Sơn nói riêng, đủ dùng cho muôn vàn thế hệ về sau.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…