Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 16 tháng 11 năm 2020 | 18:51

Rau tăng giá, cấp hạt giống sản xuất vụ đông ở miền Trung

Rau xanh tăng vọt do khan hiếm sau bão lũ; cung cấp hạt giống để bà con chủ động sản xuất vụ đông ở miền Trung.

Bình Định: Rau xanh khan hiếm, giá tăng vọt

Sau nhiều đợt bão lũ liên tiếp, ước tính các vườn rau xanh lớn tại huyện Tuy Phước, Tây Sơn, TX. An Nhơn, Hoài Nhơn bị hư hại hơn 50% diện tích. Những ngày sau lũ, rau xanh khan hiếm và giá cả tăng vọt.

 

rau-66.jpg

 Rau xanh tại siêu thị vẫn dồi dào, giá tăng từ 10 - 20% 

 

Bão số 9 vừa qua thì bão số 12 kèm theo mưa lớn, đổ xuống các vườn rau, quả khiến  Bình Định  bị thiệt hại nặng nề. Ông Phạm Long Thăng, Giám đốc HTXNN Phước Hiệp (huyện Tuy Phước), cho biết: “Cơn bão số 10, 11 đã làm cho 10/13,5 ha rau bị thiệt hại nặng.

Cuối tháng 10, HTX vừa xuống giống các loại rau cải, rau dền, rau muống khoảng 2 ha, thì cơn bão số 12 đã gây thiệt hại hơn 1 ha. Hiện, xã viên lo dọn dẹp vườn rau và chưa dám xuống giống tiếp vì sợ mưa bão”.

Đứng trước 3 ha rau cải, xà lách, muống… mới xuống giống vừa bị mất trắng, ông Quách Văn Cầu, Giám đốc HTXNN Thuận Nghĩa, huyện Sơn Tây, cho biết: “Mỗi ngày, chúng tôi cung ứng cho các cơ sở, thương lái khoảng 500 - 600 kg rau các loại.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 12 và mưa lũ sau bão, hơn nửa diện tích rau bị hư hỏng nặng, chất lượng rau cũng giảm so với trước”.

Các vườn rau khác như: HTXNN II Nhơn Thọ (TX An Nhơn) thiệt hại hoàn toàn 1,5 ha mướp táo và bí nụ chuẩn bị thu hoạch, 7.000 m2 súp lơ trắng đang trong độ thu hoạch cũng bị hư hỏng.

Hoặc, nhiều vườn rau ở phường Bồng Sơn, Tam Quan, Hoài Xuân (TX Hoài Nhơn); các xã: Ân Đức, Ân Tín, thị trấn Tăng Bạt Hổ (huyện Hoài Ân), Cát Tường, Cát Hải (huyện Phù Cát)… bị thiệt hại hơn nửa diện tích. Hiện, giá các loại rau xanh ở các chợ, cửa hàng tiện ích, cửa hàng thực phẩm sạch đều tăng cao.

Theo Ban Quản lý chợ Lớn mới, tuần qua, sản lượng rau, củ, quả ở các tỉnh như Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng về chợ tăng mạnh, chủ yếu là rau cải ngọt, khổ qua, bắp cải, cà rốt, cải bẹ xanh, cà chua, khoai lang, cải thảo… Do rau xanh trong tỉnh giảm mạnh nên giá đã tăng cao.

Tại các chợ ở TP Quy Nhơn,  rau xanh các loại đều tăng gấp 2 - 3 lần so ngày thường. Bà Nguyễn Thị Lành, tiểu thương kinh doanh mặt hàng rau, củ, quả ở chợ Đầm cho biết: “Những ngày gần đây, giá rau xanh liên tục tăng và chưa có dấu hiệu giảm.

Một số loại rau bồ ngót, rau mồng tơi, rau lang từ 10.000 - 15.000 đồng/kg, tang lên 25.000 - 35.000 đồng/kg; bắp sú 10.000 - 12.000 đồng/kg, tăng trên 20.000 đồng/kg; cà rốt, khoai lang tây 25.000 đồng/kg, tăng trên 35.000 đồng/kg”.

Tại các chợ ở huyện, thị xã cũng khan hiếm rau. Các loại củ, quả nhập về số lượng đã gấp đôi so bình thường, nhưng vẫn chưa đủ bù lại để có thể kéo giá xuống.

Rau xanh có lẽ còn tăng mạnh hơn nữa nếu không có các vườn trồng rau thủy canh như; Thủy canh Đoàn Gia, phường Nhơn Phú (TP Quy Nhơn); Rau sạch thủy canh Chân Nhân (huyện Tuy Phước)… Không bị ảnh hưởng bởi bão lũ, sản lượng ổn định nên giá cả trên thị trường không tăng nhiều.

Ông Lê Xuân Lâm, chủ vườn rau thủy canh xã Phước Quang (huyện Tuy Phước) cho biết: Vườn rau thủy canh của tôi trồng và xuất bán luân phiên các loại rau: Cải bó xôi, cải trắng, cải xoăn, cải cay mù tạt và xà lách. Giá bán sỉ vẫn ổn định.

Do nguồn cung cấp rau xanh ở thị trường giảm mạnh nên rau thủy canh được nhiều thương lái mua gom, đặc biệt là xà lách. Giá xà lách dao động 30.000 - 35.000 đồng/kg.

Trong khi lượng rau, củ, quả ở các chợ giảm số lượng, giá biến động theo ngày, số lượng thu mua được của thương lái thì tại các cửa hàng thực phẩm sạch, cửa hàng tiện ích giá rau tăng 5 - 10% so ngày thường, giá rau dao động từ 25.000 - 70.000 đồng/kg, tùy loại.

Tại siêu thị Co.op mart Quy Nhơn, ông Nguyễn Văn Minh, Tổ trưởng tổ marketing cho biết, các mặt hàng củ, quả dồi dào, đầy đủ mọi loại, giá cả ổn định, không tăng.

Riêng rau xanh ở trong tỉnh thì sản lượng cơ bản đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, nhưng giá tăng khoảng 10 - 20%, do nhà cung cấp tăng giá.

Giá rau tăng, người tiêu dùng cân đối thu, chi giảm khẩu phần rau xanh bằng các loại củ, quả trong bữa ăn. Theo ghi nhận của chúng tôi, tại các quán ăn, nhà hàng trong toàn tỉnh, các món ăn có rau xanh không tăng giá, nhưng số lượng giảm hơn trước.

Hà Tĩnh: Cấp 3,7 tấn hạt giống khôi phục sản xuất vụ đông

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vừa phân bổ 1,2 tấn hạt giống rau các loại và 2,5 tấn hạt ngô giống, hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất sau mưa lũ.

 

g-33.jpg

Huyện Cẩm Xuyên phân bổ giống cho các địa phương khôi phục sản xuất.

 

Cấp 1,2 tấn hạt giống rau gồm 0,9 tấn cải bẹ mào gà, và 0,3 tấn cải củ lá ngắn. Theo kế hoạch, số lượng giống rau trên sẽ phủ kín diện tích 200 ha rau vụ đông ở 22 xã/thị trấn trên địa bàn.

Trong đó, cải bẹ mào gà được phân bổ cho các xã: Cẩm Duệ, Cẩm Thành, Cẩm Thạch, Cẩm Mỹ, Cẩm Vịnh, Cẩm Bình, Cẩm Quan, Cẩm Quang, Thị trấn Cẩm Xuyên, Cẩm Hưng, Cẩm Thịnh, Cẩm Sơn, Cẩm Lộc, Cẩm Minh, Cẩm Lĩnh; cải củ lá ngắn được phân bổ cho các xã: Thị trấn Thiên Cẩm, Cẩm Dương, Yên Hòa, Cẩm Trung, Cẩm Lạc, Cẩm Hà, Nam Phúc Thăng.

Riêng 2,5 tấn hạt giống ngô nếp HN68 dự kiến sẽ sản xuất ở 125 ha trên các xã: Cẩm Quan, Cẩm Hưng, Cẩm Thịnh, Cẩm Sơn, Cẩm Minh, Cẩm Lạc.

Hiện, hạt giống đã được phân bổ về các địa phương; trong đó ưu tiên các đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi mưa lũ và các vùng sản xuất tập trung.

Do ảnh hưởng của bão số 13 nên việc xuống giống ngô chưa thể triển khai. Phòng NN&PTNN huyện Cẩm Xuyên đã giao Trung tâm ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện hướng dẫn quy trình, tập huấn kỹ thuật cho các địa phương để tổ chức sản xuất khi thời tiết thuận lợi, đảm bảo đúng thời vụ và mang lại hiệu quả.

Quảng Ngãi: Làng hoa "chạy" bão 

Hai xã Nghĩa Hiệp, Nghĩa Mỹ (Tư Nghĩa) từ lâu được biết đến là vựa hoa của Quảng Ngãi, cung cấp một lượng lớn hoa Tết cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

 

hoa-9.jpg

Đợt mưa bão này bà Hải huy động cả nhà ra vườn chống bão, để đỡ tiền thuê người.

 

Nếu khoảng thời gian này những năm trước, các nhà vườn chỉ dành thời gian chăm bón để cây phát triển tốt, thì nay công việc của họ lại khó khăn hơn gấp bội, vì phải liên tục đối mặt với mưa bão.

Bão số 13 cận kề, cũng là lúc các làng hoa đang tất bật chạy đua trong công tác “chạy” bão, để có hoa cung ứng cho dịp Tết năm nay. Người bỏ thêm cát vào chậu, người cột dây, ràng lưới, người vội vàng cắm cháy với hi vọng, giúp các chậu hoa hạn chế được phần nào thiệt hại khi cơn bão số 13 vào đất liền.

Từ đầu tháng 10 đến nay, các nhà vườn phải liên tục chuẩn bị các công tác phòng chống khi bão, lũ liên tục đổ bộ. Mệt mỏi có, chán nản có, nhưng bão còn vào thì công tác chạy bão cho hoa lại phải diễn ra.

Bà Ngô Thị Hải ngụ thôn Phú Mỹ, xã Nghĩa Mỹ (Tư Nghĩa) đã có hơn 10 năm trong nghề trồng hoa bán Tết. Những năm trước, trung bình mỗi năm bà trồng được hơn 1.000 chậu cúc bán cho các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định,...

Với thời tiết thuận lợi, công việc trồng hoa bán Tết cũng giúp gia đình bà Hải có đủ tiền trang trải cuộc sống trong suốt một năm. Nhưng năm nay, khó khăn lại đến với gia đình bà cũng như nhiều hộ dân trồng hoa khác.

Đắp vội những nắm cát vào gốc cúc, gương mặt đầy âu lo, bà Ngô Thị Hải bày tỏ: “Chưa năm nào, người trồng hoa ở Quảng Ngãi lại khổ cực như lúc này. Năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tôi chỉ trồng hơn 700 chậu cúc.

Đợt bão vừa rồi, các chậu cây bị ngã gãy, vàng úng rất nhiều. Giờ vừa dồn chậu, ổn định xong số cây còn sót lại thì bão số 13 lại đến. Chúng tôi chỉ đành tiếp tục ràng cây phòng bão, giữ được chút nào thì hay chút ấy thôi.

Dọc theo bờ sông Vệ về đến xã Hành Phước (Nghĩa Hành), công tác “chạy” bão cũng được thực hiện khẩn trương. Là một trong những hộ trồng hoa cúc Tết tại đây, anh Trần Hoài Thu (thôn Thuận Hòa) cho biết, nếu những năm trước người trồng hoa chỉ việc chăm bón cây, phòng trừ nấm, sâu bệnh, thì nay lại tốn công sức gấp mấy lần, khi phải liên tục đối phó bão. 

Năm nay nhà tôi trồng hơn 1.000 chậu cúc. Số lượng hoa nhiều nên mình tôi không thể di chuyển đi hết được, chỉ còn cách lựa những chậu cây to, đẹp nhất đưa vào nhà. Số còn lại thì cắm cháy chèo chống, buộc dây lại để cố định, hi vọng sẽ không bị thiệt hại nhiều.

Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tư Nghĩa, Bùi Văn Vàng chia sẻ, huyện Tư Nghĩa được xem là "thủ phủ" hoa cúc của tỉnh, với trên 1.000 hộ chuyên canh lại cây trồng này, riêng xã Nghĩa Hiệp đã có khoảng 700 hộ.

Tuy hoa chỉ bán vào dịp cuối năm, nhưng đây là nghề đem lại nguồn thu nhập chính cho các hộ chuyên trồng hoa. Trước tình hình thời tiết liên tục gây bất lợi như hiện nay, bà con trồng hoa Tết đã chịu nhiều ảnh hưởng.

Vụ hoa năm nay có lẽ sẽ không được mùa, nhưng hi vọng hoa sẽ được giá, để bù lại công sức chăm sóc cho người trồng hoa, tiếp thêm động lực để họ yên tâm bám nghề.

 

 

 

Yên Như (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top