Sản lượng lúa toàn vùng DHNTB và Tây Nguyên ước đạt 4.522,34 nghìn tấn
Đối với cây lúa, diện tích lúa toàn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên năm 2018 là 772.702ha, giảm 17,695ha; năng suất ước đạt 58,53 tạ/ha, tăng 1,29 tạ/ha; sản lượng ước đạt 4.522,34 nghìn tấn, gần bằng với cung kỳ năm 2017.
Ngày 27/9, tại TP. Quảng Ngãi, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị “Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Hè Thu và Mùa năm 2018; triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2018 – 2019 các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) và Tây Nguyên (TN).
Sản xuất vụ Hè Thu, Mùa năm 2018 diễn ra trong điều kiện diễn biến mưa tại khu vực Trung Bộ và Tây nguyên phân bố không đồng đều theo không gian. Trong đó, khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến xấp xỉ và thấp hơn một ít so với TBNN; khu vực từ Bình Định đến Bình Thuận thấp hơn TBNN từ 40-70%; còn đối với khu vực Tây Nguyên các tháng 3, 6, 7 và 8 ở mức xấp xỉ và cao hơn TBNN, các tháng còn lại ở mức thấp hơn.
Nhìn chung, đối với cây lúa trên toàn vùng cơ bản thuận lợi. Tuy nhiên, vùng DHNTB ít xuất hiện gió Tây - Nam khô nóng, lúa làm đòng trỗ bông khá thuận lợi, đến cuối vụ vào giai đoạn lúa chín sữa và chín, trời có mưa giông kèm theo lốc xoáy làm cho cây lúa bị đổ ngã đã ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng. Vùng Tây Nguyên lượng mưa tương đối đều hơn và phổ biến trên diện rộng, góp phần tăng năng suất lúa Hè Thu, Mùa 2018.
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, đến nay sản xuất vụ Hè Thu, Mùa 2018 tại các tỉnh Tây Nguyên và DHNTB cơ bản đạt được các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.
Đối với cây lúa, diện tích lúa toàn vùng vụ Hè Thu 2018 là 230.969ha, giảm 4.845ha; năng suất ước đạt 59,70 tạ/ha, tăng 0,80 tạ/ha; sản lượng ước đạt 1.378,77 nghìn tấn, giảm 10,10 nghìn tấn so với Hè Thu 2017.
Diện tích lúa toàn vùng vụ Mùa 2018 là 221.258ha, giảm 16.910ha; năng suất ước đạt 49,74 tạ/ha, tăng 0,74 tạ/ha; sản lượng ước đạt 1.100,56 nghìn tấn, giảm 64,50 nghìn tấn so với vụ Mùa 2017.
Vụ Đông Xuân 2017-2018, diện tích gieo trồng 320.475ha, tăng 4.059ha, năng suất 63,70 tạ/ha, tăng 1,60 tạ/ha, sản lượng 2.043 nghìn tấn, tăng 75,2 nghìn tấn.
Như vậy, tổng hợp 3 vụ lúa DHNTB và TN: Diện tích lúa toàn vùng năm 2018 là 772.702ha, giảm 17,695ha; năng suất ước đạt 58,53 tạ/ha, tăng 1,29 tạ/ha; sản lượng ước đạt 4.522,34 nghìn tấn, gần bằng với cung kỳ năm 2017.
Cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày luôn được các tỉnh DHNTB và TN quan tâm chỉ đạo phát triển và góp phần quan trọng trong cơ cấu cây trồng của vùng. Vụ Hè Thu, Mùa 2018 lượng mưa tương đối đều và phổ biến trên diện rộng giúp cây màu sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất được dự báo cao hơn so với cùng kỳ năm trước.
Về chuyển đổi cây trồng trên đất lúa năm 2018 vùng DHNTB và TN, diện tích chuyển đổi cây trồng trên đất lúa năm 2018 toàn vùng đạt 15.240ha; trong đó: TN đạt 5.179ha; DHNTB đạt 10.061ha. Các mô hình chuyển đổi cây trồng trên đất lúa cho năng suất và hiệu quả cao như: ngô, lạc, vừng, rau đậu các loại… tuy nhiên, việc phát triển nhân rộng mô hình chuyển đổi cây trồng trên đất lúa còn gặp nhiều khó khăn do thiếu sự quy hoạch tập trung, đầu tư hệ thống thủy lợi tưới tiêu nước và các chính sách hỗ trợ chuyển đổi chưa thực sự mạnh để thúc đẩy chuyển đổi.
Theo số liệu thống kê năm 2017, diện tích cây ăn quả vùng DHNTB và TN 125.470ha, chiếm 13,8% diện tích cả nước và ước đạt sản lượng 1.454.229 tấn quả, chiếm 15,6% sản lượng quả của cả nước.
Vùng DHNTB đã bước đầu hình thành một số vùng sản xuất cây ăn quả tập trung như Thanh Long tại Bình Thuận; nho, táo tại Ninh Thuận; Xoài tại Khánh Hòa. Diện tích Thanh Long tỉnh Bình Thuận là 27.758ha, diện tích cho thu hoạch 26.283ha, năng suất 20,1 tấn/ha/năm, sản lượng 540.252 tấn/năm, là một trong những cây trồng xuất khẩu chủ lực của cả nước.
Vùng Tây Nguyên, một số cây ăn quả có giá trị kinh tế tốt như bơ 7.892ha, sầu riêng 11.838ha, đang được nông dân tiếp tục mở rộng diện tích, đặc biệt là trồng xen trong các vườn cà phê, hồ tiêu; bước đầu cho năng suất, chất lượng và hiệu quả cao; được trồng tại các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích các loại cây này các tỉnh cần đánh giá và quy hoạch vùng sản xuất phù hợp, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu thị trường nhằm ổn định giá cả và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Kế hoạch sản xuất lúa Đông Xuân 2018-2019
Kế hoạch diện tích lúa vụ Đông Xuân 2018-2019 là 312.460ha, giảm 8.015ha; sản lượng 2.006,50 nghìn tấn, giảm 34,28 nghìn tấn.
Khung thời vụ khuyến cáo của Cục Trồng trọt đối với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ: Những diện tích chủ động nguồn nước, bố trí thời vụ xuống giống đại trà tập trung từ ngày 10/12 - 31/12/2018 (cố gắng không gieo muộn hơn sau ngày 10/01/2019), thu hoạch trước 30/4/2019.
Riêng chân 3 vụ lúa: Bình Định gieo sạ từ ngày 25/11 – 05/12/2018; Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận gieo sạ từ 15/11 và kết thúc trong tháng 12/2018.
Những diện tích không chủ động nguồn nước, cần gieo sớm hơn lúa đại trà chính vụ (trước 10/12), diện tích này chiếm khoảng 10-15 % diện tích gieo trồng.
Vùng trũng thoát nước kém, tranh thủ nước rút đến đâu xuống giống đến đó; phấn đấu gieo sạ trước 10/01. Đối với những diện tích nước rút quá chậm sau 10/01, có thể gieo mạ cấy để tranh thủ thời gian và rút ngắn sinh trưởng, lúa trỗ bông sớm.
Các tỉnh Tây Nguyên, vùng chủ động nguồn nước tưới, tập trung xuống giống trong khung thời vụ từ 10/12/2018 – 10/01/2019. Những vùng cân đối nguồn nước có nguy cơ thiếu vào cuối vụ (mùa khô) các địa phương phải tính toán cân đối diện tích xuống giống phù hợp lượng nước trong hồ đập và khuyến cáo sử dụng giống ngắn ngày, gieo sạ sớm hơn lúa đại trà (trước 10/12). Riêng một số diện tích lúa sản xuất 3 vụ tại Lâm Đồng bố trí gieo sạ từ ngày 15/11 – 10/12/2018.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, với điều kiện thời tiết thuận lợi, sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của ngành nông nghiệp, sản xuất trồng trọt trong năm 2018 được mùa, nhiều loại cây trồng có năng suất và sản lượng cao.
Trong kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2018, Thứ trưởng yêu cầu tính toán lượng nước có phương án chuyển đổi cây trồng chuyển đổi sang cây trồng ngắn hạn ở những vùng có nguy cơ thiếu nước để tăng hiệu quả sản xuất. Linh động lịch thời vụ, tùy vùng miền để tránh thiên tai, mưa lũ ảnh hưởng đến mùa vụ.
Tuyên truyền cho nông dân sử dụng hạt giống chất lượng, tránh trường hợp sử dụng lúa ăn làm giống. Tăng cường công tác phòng bệnh cho cây trồng, đặc biệt là lùn sọc đen trên cây lúa, bệnh chổi rồng trên cây mì gây thiệt hại lớn về năng suất.
Đề nghị Cục Trồng trọt phối hợp với Cục Thủy lợi tính lại nguồn nước, giống sao cho thuận lợi, cơ cấu giống, chuyển đổi cây trồng…
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.
Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.