Vụ mùa 2018, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa xây dựng, triển khai mô hình “Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao gắn với tiêu thụ sản phẩm” tại 2 xã Hoằng Đạt, Vĩnh Yên, quy 46ha, với 160 hộ dân tham gia.
Vụ mùa 2018, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa xây dựng, triển khai mô hình “Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao gắn với tiêu thụ sản phẩm” tại 2 xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa), Vĩnh Yên (Vĩnh Lộc), quy 46ha, với 160 hộ dân tham gia.
Hiệu quả từ sản xuất lúa hữu cơ
Trước khi triển khai mô hình, người nông dân được hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, cấy lúa theo phương pháp SRI; được hỗ trợ 100% giống, 30% phân bón hữu cơ và tập huấn kỹ thuật.
Mô hình sử dụng giống BC15 và giống HN6, do Công ty Giống Tứ Xuyên cung ứng. Đồng thời, công ty cam kết thu mua sản phẩm với giá thành cao hơn thị trường. Sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng do Công ty CP Phân bón Phúc Thịnh cung ứng.
Bón phân hữu cơ vi sinh và hữu cơ khoáng giúp đất đai không bị thoái hóa, mà còn được cải tạo tốt hơn, tăng độ phì nhiêu, giúp cây lúa phát triển cân đối, sản phẩm lúa gạo an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cây lúa đẻ nhánh khỏe, thân cứng, bộ rễ ăn sâu, tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng, ít bị sâu bệnh hại.
Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có nguồn gốc sinh học. Vì vậy, chi phí thuốc BVTV ít hơn so với ruộng đối chứng; góp phần giảm công lao động (công chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh), giảm lượng giống, giảm lượng phân bón; tăng chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập. Đặc biệt là bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
Bà Vũ Thị Nụ ở thôn Thượng, xã Vĩnh Yên, cho biết: “Lần đầu sản xuất lúa không sử dụng bất kỳ loại phân bón hóa học nào, chúng tôi rất lo mất mùa, nhưng đến nay, hiệu quả của mô hình đã được khẳng định, năng suất đạt trên 4 tạ/sào (tương đương 8 tấn/ha). Đặc biệt, thông qua mô hình, tạo ra nguồn sản phẩm hữu cơ an toàn cho con người và môi trường”.
Xây dựng nhiều mô hình
Ông Vũ Văn Bình, Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Yên, cho biết: “Thời gian tới, ngoài cây lúa, chúng tôi sẽ khuyến cáo nông dân xây dựng mô hình trên nhiều loại cây trồng theo hướng hữu cơ”.
Còn ông Vũ Đình An, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Hoằng Đạt, tâm sự: “Thực hiện mô hình thấy chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật giảm, cây lúa phát triển tốt, không sâu bệnh, năng suất cao hơn khoảng 3- 5 tạ/ha, giá bao tiêu sản phẩm cũng cao hơn 500 - 700 đồng/kg… Vụ tới, chúng tôi sẽ mở rộng diện tích lên 50 - 100ha”.
Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ nhằm cung cấp nguồn lương thực sạch cho nhu cầu thị trường, đồng thời giúp nông dân tăng thu nhập, cải thiện môi trường sống, đảm bảo an toàn. Đây cũng là hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững mà Thanh Hóa đang hướng tới.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…