Sóc Trăng đề xuất TP. Cần Thơ chủ trì hội nghị trực tuyến giữa lãnh đạo UBND và cơ quan chức năng các tỉnh để phối hợp phòng, chống dịch COVID-19, tiêu thụ nông sản và lưu thông hàng hóa.
Ngày 15/8, UBND tỉnh Sóc Trăng đã có văn bản gửi TP Cần Thơ và các tỉnh An giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang và Kiên Giang đề nghị liên kết phối hợp trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế.
Theo đó, UBND tỉnh Sóc Trăng đề xuất tổ chức liên kết giữa các tỉnh, TP trong khu vực với những định hướng ban đầu là phòng, chống dịch Covid-19, tiêu thụ nông sản, lưu thông hàng hóa và một số lĩnh vực cần thiết khác.
UBND tỉnh Sóc Trăng cũng đề xuất cách làm việc là tổ chức hội nghị trực tuyến giữa lãnh đạo UBND và cơ quan chức năng các tỉnh, TP để trao đổi, thống nhất phương thức, nội dung, từ đó, tổ chức thực hiện liên kết. Sóc Trăng cũng đề xuất lãnh đạo UBND TP Cần Thơ chủ trì hội nghị này.
“Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế trên địa bàn các tỉnh, TP khu vực Nam Sông Hậu UBND tỉnh Sóc Trăng nhận thấy cần có sự liên kết giữa các địa phương trong khu vực để thống nhất hành động và đạt một số mục tiêu chung” – Văn bản của UBND tỉnh Sóc Trăng nêu.
Mới đây, tại hội nghị trực tuyến với cá địa phương trong tỉnh, ông Trần văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng nhận định trong 7 tháng đầu năm, tỉnh có sự tăng trưởng khá. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, dự báo những công việc sắp tới sẽ rất khó khăn.
Từ thực tế đó, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đề nghị các cấp ủy, chính quyền các địa phương trong tỉnh tập trung khống chế các ổ dịch, mở rộng dần vùng xanh, đẩy lùi dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế phù hợp, trong đó, tập trung vào khu vực I, II.
Cạnh đó, đẩy nhanh quá trình tiêm vaccine tại khu công nghiệp và các đối tượng ưu tiên trong vận chuyển hàng hóa, sản xuất, chuẩn bị lại hoạt động các công trình, dự án, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn. Người đứng đầu UBND tỉnh Sóc Trăng giao Sở NN&PTNT, Sở Công thương tỉnh triển khai thực hiện ngay các giải pháp kêu gọi, kết nối để tiêu thụ nông sản, thủy sản cho nông dân.
Theo plo.vn
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…