Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 4 tháng 8 năm 2017 | 2:29

Tây Nguyên: Chanh dây rớt giá

Nếu như những năm trước, giá chanh dây ở Tây Nguyên cao ngất ngưởng, có thời điểm lên đến 40.000 đồng/kg, thì nay chỉ còn bằng 1/10.

Người dân Tây Nguyên đổ xô trồng chanh dây đang phải đối diện với giá cả xuống thấp.

Năm 2016, trung bình 1ha chanh dây  người trồng thu về 350-400 triệu đồng (sau khi trừ chi phí), bởi giá thời điểm đó lên tới 40.000 đồng/kg, lúc cao điểm đạt 56.000 đồng/kg. Thế nhưng, đầu năm 2017, giá chanh dây ở Tây Nguyên giảm chỉ còn 10.000 -15.000 đồng/kg, hiện tại chỉ từ 3.000-5.000 đồng/kg.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Phạm Văn Dũng ở xã Ea Bar (Buôn Đôn - Đắk Lắk) cho biết: “Năm 2016, thấy nhiều hộ dân trên địa bàn trồng chanh dây thắng lớn, tôi cũng đầu tư gần 100 triệu đồng trồng 0,8ha. Tuy nhiên, thời điểm tôi bắt đầu thu hoạch cũng là lúc giá chanh dây xuống thấp khiến tôi thất thu lớn”.

Chị Lê Thị Liên, thương lái thu mua chanh dây ở huyện Krông Păk, cho biết: “Những năm trước, do giá cao nên việc thu mua chanh dây khá dễ dàng. Năm nay, giá thấp nên tôi không dám “ôm” nhiều bởi chủ đại lý thu gom quyết định giá cả hàng ngày”.

Theo thống kê chưa đầy đủ thì trên địa bàn Tây Nguyên có khoảng 5.000ha chanh dây, tập trung ở các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum. Trong đó, Đắk Lắk có khoảng 500ha chanh dây, trồng chủ yếu tại các huyện Buôn Đôn, Krông Năng, Krông Pắk…

Được biết, đa số người dân trồng chanh dây tự phát, theo phong trào. Do vậy, ngoài việc khuyến cáo, tuyên truyền cho bà con không phát triển chanh dây một cách ồ ạt của ngành chức năng, bản thân người dân cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đổ xô trồng các loại cây nào đó, tránh tình trạng cung vượt cầu, “được mùa, rớt giá”.

Bá Thăng

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top