Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 17 tháng 8 năm 2019 | 9:23

TBR117 - giống lúa thuần triển vọng

Được tiếp tục trồng thử nghiệm 5 vụ ở Quảng Ngãi, giống lúa TBR117 đã thể hiện được rất nhiều ưu điểm, đặc biệt là ngắn ngày, cứng cây, kháng bệnh, chất lượng gạo khá…

Vụ hè thu 2019, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bình Sơn phối hợp với Chi nhánh Miền Trung - Tây Nguyên và HTX Nông nghiệp 2 Bình Nguyên trình diễn giống lúa thuần TBR117 tại xứ đồng Thạch Nham, thôn Phước Bình, xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn. Quy mô sản xuất 01ha, với 10 hộ tham gia.

 

Các đại biểu tham quan giống lúa thuần TBR117 trình diễn tại xã Bình Nguyên
Các đại biểu tham quan giống lúa thuần TBR117 trình diễn tại xã Bình Nguyên

 

Giống lúa thuần TBR117 là giống cảm ôn, ngắn ngày, gieo cấy được cả 2 vụ trong năm; thích ứng rộng; thời gian sinh trưởng ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong vụ đông xuân 110 - 115 ngày, vụ hè thu 92 - 95 ngày. Chiều cao cây 100 - 110cm, cứng cây, kiểu hình đẹp; hạt dài; khối lượng 1000 hạt 22,5 - 23,5 gam; chống chịu sâu bệnh khá, ít nhiễm đạo ôn, bạc lá; năng suất trung bình 60 - 70 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 75 - 80 tạ/ha; chất lượng gạo khá.

Mô hình sản xuất TBR117 thực hiện trên cánh đồng mới được dồn điền đổi thửa, gần đường, đi lại dễ dàng, thuận tiện trong việc kiểm tra theo dõi. Trong vụ hè thu thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài làm ảnh hưởng chung đến sinh trưởng và phát triển của các trà lúa; tuy nhiên giống lúa TBR117 sinh trưởng, phát triển rất tốt, cứng cây, kháng bệnh cao. Theo đánh giá của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bình Sơn, TBR117 có chiều cao cây trung bình 105 - 110cm, dạng hình gọn, cứng cây không đổ ngã, kháng bệnh tốt, số bông và hạt chắc trên bông cao, năng suất thực thu vụ hè thu ước đạt khoảng 65,2 tạ/ha, cao hơn một số giống đại trà từ 2-5 tạ/ha.

Vừa qua, tại xã Bình Nguyên, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bình Sơn tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá khả năng thích ứng của giống lúa TBR117. Tại hội thảo, các đại biểu đều nhận xét đây là giống lúa có nhiều ưu điểm vượt trội so với một số giống lúa đại trà, chắc hạt, ít sâu bệnh, cứng cây, không đổ ngã, phù hợp với vụ hè thu; có thể thay thế cho một số giống như KD18, DV 108…

Ông Phạm Hữu Huế, Phó giám đốc Chi nhánh Miền Trung - Tây Nguyên cho biết, giống lúa TBR117 đã được sản xuất tại Quảng Ngãi 5 vụ liên tiếp, sinh trưởng tốt trong vụ đông xuân và hè thu, năng suất bình quân đạt 65 - 70 tạ/ha. Tại các điểm trồng thử, TBR117 được bà con nông dân đánh giá cao. Trong thời gian tới công ty sẽ tiếp tục thực hiện thử nghiệm giống lúa này tại các chân ruộng khác nhau để đánh giá khả năng thích ứng của giống và sẽ đề nghị ngành nông nghiệp đưa vào cơ cấu sản xuất.

 

TBR117 là giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, sạch bệnh...
TBR117 là giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, sạch bệnh...

Theo ông Lê Đăng Khoa, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bình Sơn, vụ hè thu thời tiết nắng nóng, thường có mưa giông xen kẽ, nên cơ cấu giống cần lựa chọn  các giống lúa cứng cây, chịu nóng, hạn chế lem lép hạt, kháng bệnh chết cây. Qua  trồng thử nghiệm, TBR117 thích nghi với điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật thâm canh chung của huyện. TBR117 cho năng suất cao, sạch bệnh là giống có thể thay thế một số giống lúa tại huyện.

 

 

 

Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top