Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 11 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 6 tháng 2 năm 2022 | 16:58

Tháng đầu năm, hơn 32.000 doanh nghiệp thành lập mới và trở lại hoạt động

Một tín hiệu khả quan cho sự phát triển doanh nghiệp năm 2022 khi ngay tháng đầu tiên của năm mới, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trên cả nước đạt 32.100 doanh nghiệp.

Hơn 32.000 doanh nghiệp "khai sinh"

Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ KH&ĐT) cho biết, tình hình đăng ký doanh nghiệp trong tháng 1/2022 nhiều khởi sắc khi số doanh nghiệp thành lập mới tăng cả về số lượng và vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2021. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cũng tăng khá cao ở tất cả các lĩnh vực hoạt động, đây là tín hiệu khả quan cho phát triển doanh nghiệp trong năm 2022.

Cụ thể, tháng 1/2022, cả nước có 13 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới là 192,3 nghìn tỷ đồng. Số lao động đăng ký đạt gần 77,1 nghìn lao động, tăng 10,5% về số lao động so với tháng trước.

 

dbqh-phan-duc-hieu-moi-doanh-nghiep-phai-tu-thay-doi-de-thich-ung-voi-boi-canh-moi_1.jpg
Tháng đầu năm 2022, hơn 32 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và trở lại hoạt động

 

Không chỉ tăng mạnh về số doanh nghiệp thành lập mới mà vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới cũng tăng 5,8%, đạt mức 14,8 tỷ đồng/ doanh nghiệp. Nếu tính cả 343,8 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 5,6 nghìn doanh nghiệp tăng vốn, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong tháng 1/2022 là 536,1 nghìn tỷ đồng, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Bên cạnh đó, cả nước còn có 19,1 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 352,8% so với tháng 12/2021 và tăng 194% so với tháng 01/2021). Tính tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tháng 1/2022 lên 32,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 93,6% so với cùng kỳ năm trước.

Mặt khác, tháng 1/2022, vẫn có gần 29,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, có 7.084 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể.

Động lực để doanh nghiệp quay trở lại hoạt động và thành lập mới tăng mạnh được cho là nhờ việc Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, cộng đồng doanh nghiệp có chương trình hỗ trợ với nhiều ưu đãi.

Với chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, nghị quyết được thông qua sẽ hỗ trợ lãi suất (2%/năm) tối đa 40.000 tỷ đồng cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng, có khả năng phục hồi. Cho vay cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân thuê và thuê mua, cấp vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch tối đa 300 tỷ đồng.

15 hồ sơ bán hàng đa cấp bị Bộ Công Thương “từ chối” cấp phép

Bên cạnh việc doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cũng tăng khá cao ở tất cả các lĩnh vực hoạt động, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương đang "siết" chặt các hoạt động bán hàng đa cấp. Cụ thể, Cục đã tiếp nhận 15 hồ sơ đề nghị cấp phép bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, tất cả các hồ sơ này đều chưa đáp ứng điều kiện và chưa được cấp giấy chứng nhận.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp năm 2021 cơ bản đã được triển khai hiệu quả, đồng bộ và đạt được những kết quả nhất định. Các nhóm giải pháp trọng tâm nhằm tiếp tục chấn chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp được triển khai đồng bộ: công tác xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý; công tác thanh tra, xử lý vi phạm; công tác tuyên truyền, phổ biến và cảnh báo.

Ngoài ra, Cục cũng tiếp nhận 39 hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; 67 hồ sơ thông báo thay đổi thông tin danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp; 1 hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp; 3 hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ.

 

3906_da-cap.jpg
15 hồ sơ bán hàng đa cấp bị Bộ Công Thương “từ chối” cấp phép. Ảnh minh họa

 

Đặc biệt, trong 11 tháng đầu năm 2021, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã chuyển thông tin về 87 trường hợp có dấu hiệu kinh doanh đa cấp biến tướng, không phép cho Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an để theo dõi, giám sát và xử lý kịp thời đối với các đối tượng có hiện diện trong nước, hoặc chặn truy cập đối với các website quốc tế liên quan đến các hoạt động huy động tài chính trái phép không có hiện diện tại Việt Nam.

Ngoài ra, Cục cũng đã phối với cơ quan công an địa phương như Hà Nội, Điện Biên, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Vĩnh Phúc,… trong việc xác định, xử lý các hoạt động kinh doanh đa cấp có dấu hiệu bất hợp pháp.

Bên cạnh đó, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng chủ động đăng tin, bài cảnh báo để hạn chế nguy cơ người dân tham gia vào các mô hình kinh doanh bất hợp pháp có dấu hiệu sử dụng mô hình đa cấp để lôi kéo người tham gia như mô hình mua sắm hoàn tiền, một số sàn thương mại điện tử, các ứng dụng đầu tư trực tuyến.

Trong thời gian tới,  Cục tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, cho biết: Trong năm 2022 sẽ duy trì các hoạt động quản lý đã phát huy hiệu quả trong thời gian vừa qua, trong đó tập trung vào một số hoạt động như thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm; tuyên truyền, cảnh báo; phối hợp cung cấp thông tin cho các cơ quan công an về các dấu hiệu vi phạm. Đặc biệt, tổ chức triển khai hiệu quả Đề án Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp giai đoạn năm 2021-2025.

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top