Đến ấp Thới Hiệp B, xã Xuân Thắng (Thới Lai - TP. Cần Thơ) hỏi thăm, hầu như ai cũng biết Thiện chồn hương. Hai năm nay, với lưng vốn dành dụm, anh Trần Minh Thiện mạnh dạn đầu tư nuôi chồn hương tại nhà, bước đầu gặt hái thành công.
Năm 2009, anh Thiện đến Bình Dương làm công nhân, sau 9 năm, gặp và kết hôn với chị Trần Thị Loan, quê Bắc Ninh. Năm 2018, trở về quê, vợ chồng anh Thiện tìm hiểu cách nuôi chồn hương qua các phương tiện thông tin đại chúng và muốn thử sức với mô hình này.
Sau một thời gian, “tầm sư” anh gặp được ông Ba Tỷ (quận Ninh Kiều). Tại đây anh được ông Ba Tỷ tận tình hướng dẫn kỹ thuật cơ bản.
Bạn bè, người thân khi nghe Thiện đầu tư vốn nuôi chồn hương, cho rằng “dại” nên anh càng nỗ lực để chứng minh mình đi đúng hướng. Bước đầu, anh nhờ người quen giới thiệu đơn vị chức năng xin giấy phép nuôi động vật hoang dã. Có giấy phép, Thiện bắt tay làm chuồng nuôi cặp chồn hương đầu tiên nhưng không thành công.
Không nản chí, anh tiếp tục tìm hiểu kỹ thuật nuôi qua báo, đài và các mô hình nuôi hiệu quả, kết hợp với phương pháp của ông Ba Tỷ để nuôi cặp chồn hương khác. Mọi việc ngỡ suôn sẻ nhưng đến kỳ sinh sản đầu tiên, chồn hương con cũng chết. Lần này, nhờ vợ động viên, anh rút kinh nghiệm, làm lại từ đầu. Sau một năm, chồn hương bắt đầu sinh sản, nuôi 2 tháng, anh Thiện bán được con giống. Sau đó, cứ mỗi tháng, anh bán từ 3 cặp con giống trở lên, giá mỗi cặp 5 triệu đồng. Chồn hương nuôi 8 - 10 tháng, trọng lượng đạt 3kg, anh bán thịt với giá từ 1,2 triệu đồng/kg trở lên.
Hiện, đàn chồn hương của anh có trên 40 con. Anh Thiện cho biết: “Chồn giống tôi bán chủ yếu qua người quen giới thiệu, chưa mở rộng trên mạng xã hội vì ngại chưa đủ nguồn hàng cung ứng. Mọi việc mới chỉ là khởi đầu, tôi vẫn đang chuẩn bị thêm về chuồng trại, vốn, con giống, nhất là kỹ thuật...”.
Theo anh Thiện, kỹ thuật nuôi chồn hương khá đơn giản, ít rủi ro, lợi nhuận cao. Người nuôi cần lưu ý chọn được chồn hương đực giống tốt, chuồng trại phải cao ráo, khô thoáng, quét dọn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh môi trường. Hằng ngày, đặc biệt quan tâm bữa ăn của chồn hương, chủ yếu là chuối xiêm chín muồi.
Anh Thiện chia sẻ: “Tôi chịu khó lấy sọ chuột đồng, nấu chín, xắt chuối thành miếng nhỏ để trong chén nhôm sạch sẽ cho chồn hương ăn. Chồn hương con còn uống sữa pha loãng tăng thêm dinh dưỡng, mau lớn. Bên cạnh tự tiêm thuốc phòng ngừa dịch bệnh, cách vài ngày, tôi cho bầy chồn hương uống men tiêu hóa”.
Năm 2019, anh đóng thêm khoảng 15 chuồng để nhân giống chồn hương.
Chị Nguyễn Thị Uyển Diễm, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội ấp Thới Hiệp B, cho biết, qua thẩm định, vợ chồng anh Thiện được hỗ trợ vay 50 triệu đồng từ Chương trình cho vay giải quyết việc làm để mở rộng mô hình nuôi chồn hương, tạo điều kiện ổn định thu nhập, phát triển kinh tế gia đình. Dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử sức ở lĩnh vực mới, anh Thiện sẵn sàng chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi chồn hương đến mọi người có nhu cầu.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.