Sáng nay (4/1), Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ 2019.
Tham dự Hội nghị có GS.TS. Ngỗ Thế Dân, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành địa phương, lãnh đạo các Chi hội Làm vườn và Trang trại huyện, thị, thành trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, cùng với các hội viên ưu tú.
Sau một năm nỗ lực phấn đấu thực hiện nhiệm vụ, Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những thành tích nổi bật, tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo. Năm 2018, Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa đã thành lập được 13 câu lạc bộ chủ trang trại ở các huyện, thị, thành nhằm giúp hội viên phát triển kinh tế trang trại bền vững và hiệu quả. Ngoài ra, các câu lạc bộ chủ trang trại xã cũng được thành lập. Điển hình như Câu lạc bộ hoa lan, Câu lạc bộ nuôi ong, Câu lạc bộ cây cảnh…
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có 16 Chi hội thành lập mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với Công ty giống cây trồng Minh Đức, để tiến hành tập huấn kỹ thuật cải tạo nhãn, trồng cây ăn quả cho trên 1.000 hội viên ở các địa phương như: Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Tĩnh Gia, Sầm Sơn, Đông Sơn, Hoằng Hóa, Bỉm Sơn, Thạch Thành, Hậu Lộc, Hà Trung, TP. Thanh Hóa, Như Thanh, Cẩm Thủy, Nga Sơn, Thường Xuân.
Có 12 Hội huyện liên kết với Công ty Gasavi để thực hiện mô hình chăn nuôi gà thả vườn. Trong đó có 9 Hội huyện đã triển khai thực hiện với số lượng 113 trang trại. Quy mô mỗi trang trại từ 1-8 ngàn con. Đặc biệt, Chi hội huyện Đông Sơn đã liên kết với Công ty Phú Gia triển khai 02 trang trại nuôi bò thịt bằng giống đực HF.
Trong năm qua có 23 Chi hội được chính quyền tỉnh, huyện giao và tạo điều kiện thực hiện 43 mô hình vườn mẫu, 52 mô hình sản xuất VAC kết hợp trang trại. Các Chi hội được giao nhiệm vụ đã thực hiện có hiệu quả những mô hình trên, tạo sức lan tỏa theo hướng chuỗi giá trị, công nghệ cao, an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường.
Chi hội huyện Đông Sơn được chính quyền địa phương hỗ trợ 1.9 tỷ đồng để xây dựng 1.500m2 nhà màng, 2 mô hình nuôi gà an toàn thực phẩm, 1 mô hình nuôi cá trắm đen và 2 mô hình trồng rau an toàn. Bên cạnh đó, Chi hội huyện này cũng đã thực hiện được 16 mô hình chăn nuôi, trồng trọt. Mỗi mô hình được hỗ trợ 100 triệu đồng từ nguồn kinh phí xây dựng nông thôn mới của huyện. Riêng Chi hội TP. Thanh Hóa được giao nhiệm vụ xây dựng mô hình nuôi trồng đông trùng hạ thảo với sô tiền 200 triệu đồng…
Tỉnh hội đã chủ trì phối hợp với huyện hội thực hiện thành công 5 nhiệm vụ về khuyến nông, nông thôn mới, bảo vệ môi trường. Tổ chức mít tinh hưởng ứng ngày môi trường thế giới, tuyên truyên về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi, chất thải hữu cơ nông nghiệp. Đồng thời, tổ chức thành công 2 lần hội nghị giao ban của 5 cụm thi đua để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, học hỏi gương tốt việc tốt, động viên thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ.
Ngoài ra, Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ hội viên làm thủ tục xây dựng cửa hàng tiêu thụ sản phẩm an toàn thực phẩm, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã. Tính đến thời điểm hiện tại, Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa đã thành lập được 36 doanh nghiệp, hợp tác xã do các hội viên làm giám đốc.
Phát biểu kết thúc Hội nghị, GS.TS. Ngô Thế Dân, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, ghi nhận: “Chúng tôi đánh giá cao về kết quả đạt được của Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa trong năm 2018. Có thể nói, Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa là một trong những đơn vị mạnh nhất của cả nước. Chúng tôi ghi nhận ở Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa về 3 điểm nổi bật mà các Hội địa phương khác cần học tập và phát huy, đó là: Tinh thần, lên kế hoạch cho ý tưởng và thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội”.
Từ những kết quả đạt được trong những năm qua, Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm cho năm 2019. Qua đó, Tỉnh hội yêu cầu các Hội thành viên tiếp tục kế thừa những kinh nghiệm hay, những mô hình kinh tế hiệu quả, để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…