Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 26 tháng 9 năm 2018 | 9:50

Thanh long Bình Thuận tìm cách chinh phục thị trường Ấn Độ

Tỉnh Bình Thuận mong muốn hợp tác, liên kết để quảng bá, giới thiệu và mở rộng thị trường xuất khẩu trái thanh long đến các tỉnh, thành phố của Ấn Độ.

 

(Nguồn: TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 25/9, tại Trung tâm Quốc tế Ấn Độ ở thủ đô New Delhi, Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận phối hợp với Bộ Công thương, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp các doanh nghiệp nhập khẩu Ấn Độ, Hội đồng Xúc tiến Thương mại Ấn Độ (Bộ Công thương Ấn Độ) tổ chức Hội thảo xúc tiến tiêu thụ thanh long Bình Thuận tại thị trường Ấn Độ. 

Đây là sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng, hướng tới mục tiêu mở rộng giao lưu, hợp tác liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản hai nước.

Tham dự Hội thảo có Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành; Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận Đỗ Minh Kính; Ông Atul Kumar, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp các doanh nghiệp nhập khẩu Ấn Độ; Ông Mohit Singla, Chủ tịch Hội đồng Xúc tiến Thương mại Ấn Độ, Bộ Công Thương Ấn Độ cùng các doanh nghiệp nước sở tại. 

Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Tôn Sinh Thành đã giới thiệu sơ lược về đất nước và con người Việt Nam, đặc biệt là các lợi thế về du lịch và nông nghiệp của tỉnh Bình Thuận.

Đại sứ bày tỏ hy vọng những hoạt động xúc tiến này sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai nước. 

Trong khi đó, ông Đỗ Minh Kính cho biết Sở Công Thương Bình Thuận tổ chức Hội thảo xúc tiến tiêu thụ thanh long lần này nhằm mục tiêu quảng bá, giới thiệu quả thanh long - sản phẩm xuất khẩu lợi thế của tỉnh, xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm địa phương và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận và doanh nghiệp của Ấn Độ gặp gỡ, giao thương để tìm kiếm đối tác, cơ hội hợp tác kinh doanh, hướng tới mục tiêu mở rộng giao lưu, đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập.

Thanh long là trái cây đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận và Việt Nam. Thương hiệu Thanh long Bình Thuận đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa, là tài sản quốc gia và đã được 12 quốc gia chấp thuận bảo hộ. 

Với diện tích trên 27.000ha, sản lượng hằng năm trên 600.000 tấn, tỉnh Bình Thuận là trung tâm giao dịch thanh long lớn nhất Việt Nam, cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu đến hơn 16 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. 

Tỉnh Bình Thuận mong muốn hợp tác, liên kết để quảng bá, giới thiệu và mở rộng thị trường xuất khẩu trái thanh long đến các tỉnh, thành phố của Ấn Độ. 

Trong khuôn khổ chương trình khảo sát và giao thương xúc tiến tiêu thụ thanh long tại thị trường Ấn Độ, đoàn công tác của tỉnh Bình Thuận còn có kế hoạch làm việc với Hội đồng Xúc tiến Thương mại thuộc Bộ Công thương Ấn Độ và Tập đoàn Reliance Retail Limited (Mukesh Ambani Group) - một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất Ấn Độ. 

Đoàn cũng sẽ tham dự Hội chợ triển lãm quốc tế về thực phẩm và đồ uống Ấn Độ tại Mumbai, bang Maharashtra, tổ chức quảng bá thanh long tại khách sạn Sofitel Mumbai BKC./.
 
 
 
 
 
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top