Mỗi một nhiệm kỳ đại hội là một chặng đường, một dấu ấn lịch sử đánh dấu sự trưởng thành, phát triển đi lên của Đảng bộ. Nhiệm kỳ tới, vẫn còn đó không ít khó khăn thách thức trước yêu cầu đổi mới và phát triển, những thành quả đạt được trong nhiệm kỳ...
Nhiệm kỳ qua, Đảng bộ, quân và nhân dân TP. Phủ Lý thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XXII trong điều kiện thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen. Nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành,… Đồng thời, Đảng bộ, quân và nhân dân TP. Phủ Lý phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, sáng tạo, chung sức, đồng lòng chủ động, nỗ lực phấn đấu, đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.
Thành tựu trong công tác xây dựng Đảng
Trong nhiệm kỳ qua, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, quy định...của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trọng tâm là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XXII. Đồng thời, triển khai và chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các tổ chức, cơ quan, đơn vị, phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Đổi mới và nâng cao chất lượng các hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, hội nghị giao ban thường kỳ; Thường trực, Ban Thường vụ Thành uỷ tổ chức nhiều hội nghị làm việc với từng ngành, từng địa phương để nghe và cho ý kiến chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, qua đó hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành được nâng lên rõ nét.
Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; hàng năm 100% cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu; kết quả thực hiện cam kết là cơ sở để đánh giá, phân loại cuối năm.
Công tác xây dựng mô hình điểm và đăng ký làm theo của các tập thể, cá nhân được gắn với thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết những vấn đề khó khăn ở cơ quan, đơn vị; đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị tạo chuyển biến căn bản về nhận thức, phong cách, lề lối làm việc, thái độ ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Sau 4 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, toàn Thành phố có 284 tập thể, cá nhân được biểu dương, khen thưởng, tạo sự lan tỏa tích cực trong cộng đồng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tặng hoa chúc mừng thành phố Phủ Lý được công nhận là đô thị loại II thuộc tỉnh Hà Nam.
Công tác cán bộ được xác định là một trong ba khâu đột phá, nhân tố quyết định tới việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ các cấp đã tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm với nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII). Công tác đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được chú trọng nên đã xây dựng được đội ngũ cán bộ chất lượng ngày càng cao.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ thành phố lần thứ XXII, nội lực kinh tế của Thành phố từng bước phát triển bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng chú trọng phát triển thương mại, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn. Tập trung thu hút đầu tư, chỉnh trang đô thị, phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch.
Công tác xã hội hóa, tư nhân hóa trong đầu tư xây dựng, chỉnh trang đô thị được thực hiện có hiệu quả nhất là việc kêu gọi nhà đầu tư cung cấp một số dịch vụ thiết yếu (nước sạch, điện, viễn thông...) bảo đảm đồng bộ, chất lượng, giảm đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Chủ tịch UBND thành phố Phủ Lý Nguyễn Anh Chức phát biểu tại buổi lễ
Hạ tầng khung và kết cấu hạ tầng cơ sở được quan tâm đầu tư và hoàn chỉnh nhiều hạng mục quan trọng. Có sự tập trung huy động nguồn lực từ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, vốn vay ODA và các nguồn lực xã hội hóa của các doanh nghiệp đầu tư cho các công trình trọng điểm phát triển đô thị, hạ tầng về giao thông, cấp thoát nước, xử lý nước thải, rác thải và các công trình phúc lợi công cộng. Công tác quy hoạch và quản lý đô thị bước đầu có hiệu quả, nếp sống văn minh đô thị được định hình rõ nét.
Tốc độ đô thị hóa ở Phủ Lý phát triển nhanh, diện mạo đô thị thay đổi, đời sống người dân ngày được nâng cao. Hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở được quan tâm, chỉ đạo sâu sát; Các phong trào hướng tới xây dựng Phủ Lý thành đô thị văn minh, hiện đại được đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thành phố triển khai tích cực, đem lại hiệu quả cao.
Thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và được công nhận là đô thị loại 2 vào năm 2018, sớm 2 năm so với mục tiêu Nghị quyết đại hội đảng bộ Tỉnh Hà Nam lần thứ XIX.
Thành tựu trong phát triển kinh tế-xã hội
Trong nhiệm kỳ qua, Kinh tế của Phủ Lý tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt 16,9%/năm (chỉ tiêu Đại hội: 16,8%/năm). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp - thuỷ sản. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 69,135 triệu đồng/người/năm (chỉ tiêu Đại hội đến 2020 đạt 63,8 triệu đồng/người/ năm), gấp 1,6 lần so với năm 2015.
Xác định quy hoạch phải đi trước một bước, đây là một trong ba khâu đột phá mà Nghị quyết của Đại hội đảng bộ Thành phố lần thứ XXII đã đề ra. Căn cứ Quy hoạch chung xây dựng thành phố Phủ Lý đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Phủ Lý đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc thành phố Phủ Lý đã được UBND tỉnh phê duyệt, từ năm 2016 đến nay, Thành phố đã phê duyệt điều chỉnh 03 đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 với quy mô 2.957,4ha; 61 đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 với quy mô 284,3ha; Tỷ lệ lấp đầy quy hoạch chiếm 73,2% tổng diện tích.
Để đạt mục tiêu trở thành đô thị loại II, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố đã huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu, tiêu chí của đô thị loại II, trong đó đặc biệt chú trọng đầu tư - xây dựng hạ tầng khung, mở rộng, nâng cao chất lượng các khu đô thị đã có, từng bước xây dựng các khu đô thị mới, thực hiện đồng bộ các giải pháp về bảo vệ môi trường, xây dựng và cải tạo cảnh quan đô thị phù hợp với định hướng phát triển đô thị.
Diện mạo của thành phố Phủ Lý khang trang sạch đẹp, văn minh
5 năm qua, trên địa bàn triển khai thực hiện 400 dự án, công trình với tổng mức đầu tư 8.201,55 tỷ đồng; Triển khai thực hiện mới 14 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP, 06 dự án sử dụng đất, 58 dự án khu đô thị, khu nhà ở với tổng diện tích theo quy hoạch là 1.327,31 ha; Thực hiện 52 dự án, công trình chỉnh trang, nâng cấp tuyến đường đô thị; Đầu tư xây dựng hạ tầng các khu tái định cư, khu đất hỗ trợ, khu đấu giá quyền sử dụng đất…
Với mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững, lấy dịch vụ thương mại là trọng tâm, Phủ Lý đã khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế, huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường thu hút đầu tư, chỉnh trang đô thị, phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, trên địa bàn Phủ Lý đã thu hút được trên 30 dự án đầu tư xây dựng với tổng mức đầu tư 9.909,4 tỷ đồng, trong đó có nhiều nhà đầu tư lớn, nhiều dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động, bước đầu hình thành các Khu trung tâm thương mại, dịch vụ cao cấp, hiện đại, phục vụ nhu cầu của Nhân dân.
Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 14,9%/năm (Chỉ tiêu Đại hội: 14,9%), riêng công nghiệp tăng 14,48%/năm, năm 2020 có 375 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tăng 185 doanh nghiệp so với năm 2015. Giá trị sản xuất công nghiệp 5 năm (2016-2020) đạt trên 109,376 nghìn tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), tăng gấp 2,1 lần giai đoạn 2010-2015, năm 2020 đạt 27,019 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 1,91 lần so với năm 2015.
Cảnh quan khu Đền thờ 10 cô gái Lam Hạ
Tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống được quan tâm quy hoạch, đầu tư, khôi phục và phát triển. Giá trị sản xuất của các làng nghề đạt bình quân khoảng 82,8 tỷ đồng/năm, một số sản phẩm làng nghề được chứng nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh năm 2019.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm dần do tốc độ đô thị hóa, tỷ trọng ngành nông nghiệp và thủy sản giảm dần trong cơ cấu kinh tế của thành phố (năm 2015 chiếm 3,29%, năm 2020 giảm còn 1,54 ). Song giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (giá SS 2010) tăng qua các năm (năm 2015 đạt 607,494 tỷ đồng, năm 2020 đạt 679,78 tỷ đồng) và tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 2,27%.
Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả, huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, có sức lan tỏa và trở thành phong trào rộng khắp. Đến nay, diện mạo khu vực nông thôn thay đổi rõ rệt theo hướng hiện đại, văn minh, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn ngày càng được cải thiện và nâng cao...
Thành phố Phủ Lý văn minh hiện đại.
Đến nay, 10/10 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và được Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Phủ Lý hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3 vì có thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới.
Mỗi một nhiệm kỳ đại hội là một chặng đường, một dấu ấn lịch sử đánh dấu sự trưởng thành, phát triển đi lên của Đảng bộ. Nhiệm kỳ tới, vẫn còn đó không ít khó khăn thách thức trước yêu cầu đổi mới và phát triển, những thành quả đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua là bài học kinh nghiệm quý báu để Đảng bộ, quân và dân Thành phố Phủ Lý viết tiếp trang sử vẻ vang truyền thống hào hùng của Thành phố: văn hoá, anh hùng, đoàn kết thống nhất, năng động, sáng tạo, xây dựng Phủ Lý ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thời gian qua, hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) không chỉ tham gia vào cơ cấu lại sản xuất mà còn đóng góp vào quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội ở Phú Yên.
Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.
Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.