Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 9 tháng 12 năm 2024  
Thứ tư, ngày 15 tháng 6 năm 2016 | 6:51

Thêm chôm chôm và cam sành được cấp chứng nhận VietGAP

Đây là 2 trong 6 loại trái cây đặc sản của Trà Vinh cho sản lượng ổn định và được thị trường ưa chuộng.

Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Trà Vinh vừa trao giấy chứng nhận VietGAP cho sản phẩm chôm chôm và cam sành của hai tổ hợp tác trên địa bàn.

Đó là sản phẩm chôm chôm của Tổ hợp tác ấp Tân Quy I, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè với tổng diện tích hơn 21 ha và sản phẩm cam sành của Tổ hợp tác sản xuất cam sành Cửu Long Giang, xã Nhị Long Phú, huyện Càng Long có diện tích 23 ha.

them chom chom va cam sanh duoc cap chung nhan vietgap hinh 0
Sản phẩm chôm chôm của Trà Vinh được trao giấy chứng nhận VietGAP.
(Ảnh: Internet)  
Đây là 2 trong 6 loại trái cây đặc sản của Trà Vinh cho sản lượng ổn định và được thị trường ưa chuộng.

Hiện tỉnh Trà Vinh có hơn 1.700 ha cam sành và hơn 300 ha chôm, tập trung chủ yếu ở huyện Cầu Kè và Càng Long; hàng năm cho sản lượng hơn 30.000 tấn trái.

Đến nay, Trà Vinh đã có 5 sản phẩm trái cây được cấp chứng nhận đạt chuẩn VietGAP, gồm măng cụt, quýt đường, thanh long ruột đỏ, cam sành và chôm chôm.

Ông Lê Hoàng Phong, Phó chủ tịch UBND xã Nhị Long Phú, huyện Càng Long cho biết, trong thời gian tới UBND xã sẽ liên hệ với các ngành chức năng hỗ trợ tập huấn công nghệ sau thu hoạch. Đồng thời phối hợp với ngành chuyên môn tạo logo riêng cho sản phẩm cam sành đã được công nhận VietGAP./.

Theo Sa Oanh/VOV
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chống đói nghèo, bài học Việt Nam nhìn từ NHCSXH

    Chống đói nghèo, bài học Việt Nam nhìn từ NHCSXH

    Chính sách xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Long Phú phát huy thế mạnh

    Long Phú phát huy thế mạnh

    Huyện Long Phú là địa phương có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng. Những năm qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tăng cả về năng suất lẫn chất lượng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới.

  • Văn Bàn đồng lòng dựng cuộc sống mới

    Văn Bàn đồng lòng dựng cuộc sống mới

    Vùng cao Văn Bàn (Lào Cai), nơi những mái nhà tạm bợ từng là vết tích của cuộc sống nghèo khó, giờ đây đang bừng lên sức sống mới. Với tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao, cả hệ thống chính trị, toàn quân dân đang chung sức, nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình xóa bỏ những ngôi nhà tạm, dột nát, thay thế bằng những ngôi nhà vững chãi, kiên cố.

  • Những cách làm sáng tạo đưa sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa

    Những cách làm sáng tạo đưa sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa

    Sau 5 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt những kết quả ban đầu rất quan trọng, tạo nên động lực mới trong trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng thành công Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trong quá trình thực hiện, xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo để sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa…

Top