Dọc theo tỉnh lộ 154, chúng tôi theo chân Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai để cảm nhận nỗi vất vả của các chiến sĩ biên phòng đang ngày đêm bảo vệ chủ quyền biên giới và ngăn chặn tội phạm, đối tượng xuất, nhập cảnh trái phép trước đại dịch covid-19.
Điểm nóng nhập cảnh trái phép
Đồn Biên phòng Bản Lầu (xã Bản Lầu, Mường Khương, Lào Cai) nằm ven đường tỉnh lộ 154 quản lý 17 km đường biên giới (trong đó có 3km đường bộ còn lại là đường suối). Với rất nhiều đường mòn, lối mở, những ngày nước cạn người dân hai quốc gia có thể lội suối sang thăm nhau một cách dễ dàng.
Chiến sỹ Nguyễn Văn Mão, Tổ chốt chặn mốc 110 (2) chia sẻ: “Xã Bản Lầu chủ yếu là người Mông sinh sống, tuyến biên giới này vốn có nhiều điểm giao thương của cư dân biên giới 2 nước Trung Quốc – Việt Nam. Lúc chưa có dịch bệnh covid 19 xảy ra, người dân hai nước giao thương buôn bán rất nhộn nhịp, nhiều thôn trong xã còn kết nghĩa Bản-bản với thôn Mã Hoàng Bao, Thị trấn Long Bảo, xã Nàn Xi, huyện Hà Khẩu, Vân Nam, Trung Quốc). Thanh niên trong xã đi sang nước bạn buôn bán, làm ăn kết hôn với người Trung Quốc cũng có. Chính vì vậy, do địa hình tự nhiên và những mối quan hệ thân tộc của người dân mà khi có dịch bệnh xảy ra, việc phát hiện, ngăn chăn người xuất nhập cảnh trái phép cũng khó khăn hơn rất nhiều”.
Các chiến sỹ của Tổ chốt chặn mốc 110 (2) đang làm nhiệm vụ
Tổ chốt chặn mốc 110 (2) có 4 chiến sỹ biên phòng cắm chốt, lúc cao điểm lên đến 5-6 người, vừa thay nhau tuần tra canh gác bảo vệ biên giới vừa căng mình đấu tranh, ngăn chăn nhiều đối tượng xuất, nhập cảnh trái phép. “Khi dịch covid 19 bùng phát, số người tìm cách nhập cảnh trái phép rất đông. Kể từ tháng 2/2020 đến nay con số lên đến hơn 1.000 người. Tháng cao điểm có ngày lên đến 200 người, chủ yếu đi vào lúc chiều chập choạng cho đến 5g sáng hôm sau, cứ lẻ tẻ từng tốp. Nên anh em chiến sỹ căng mình 24/24 cảnh giác tuần tra, canh gác. Bắt giữ được đối tượng nhập cảnh trái phép mà đưa về điểm tập kết cũng rất vất vả, bởi những đối tượng này tìm mọi sơ hở của chiến sỹ canh gác để bỏ trốn. Nhiều khi, 1-2 giờ sáng anh em phải hò nhau soi đèn leo đèo đuổi theo tìm người là chuyện thường xuyên. Vất vả nhất là những đối tượng quen thuộc địa bàn, vượt biên không đi theo đường chính mà cứ men theo các sườn đồi, tuần tra phát hiện rất khó khăn”, ông Mão nói.
Lực lượng biên phòng Bản Lầu có 7 điểm chốt chặn rải đều dọc tuyến biên giới, phối hợp với bà con nhân dân rất chặt chẽ. Vì thế, việc tuyên truyền phòng chống dịch covid 19 rất kịp thời thông qua các buổi họp chi bộ, họp thôn, từ các già làng, trưởng bản… nên người dân đã sớm ý thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh, sẵn sàng cung cấp thông tin cho lực lượng biên phòng khi phát hiện có đối tượng nhập cảnh trái phép trên địa bàn.
Chính vì vậy, năm 2020, Đồn Biên phòng Bản Lầu đã ngăn chăn được 250 vụ nhập cảnh trái phép với quy mô 1.256 người, phối hợp với Ban chỉ đạo phòng chống dịch huyện Mường Khương đưa đi cách ly theo qui định. Bàn giao cho công an tỉnh Lào Cai 1 đối tượng tổ chức cho 6 người nhập cảnh trái phép, bàn giao cho công an huyện Mường Khương 2 đối tượng vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới, phối hợp với Phòng PCMT&TP bắt 2 đối tượng vận chuyển ma tuý, thu giữ gần 6.000 viên Ma tuý tổng hợp.
Đường biên giới tiếp giáp giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc là một con suối cạn
Những tháng đầu năm 2021, điểm nóng nhập cảnh trái phép này đã hạ nhiệt. Tính đến tháng 4/2021 đồn biên phòng Bản Lầu đã bắt giữ 20 vụ nhập cảnh trái phép với quy mô 38 người, đưa đi cách ly theo quy định.
Không còn cảm giác nhớ nhà
Cuộc sống của anh em chiến sỹ tuy không đến nỗi quá thiếu thốn nhưng cơ sở vật chất của các chốt chặn biên giới rất khó khăn. Trung Tá Nguyễn Trọng Tuệ, Chính trị viên Đồn Biên phòng Bản Lầu cho biết: “Đồn chúng tôi có 7 chốt, mới được xây dựng bán kiên cố 4 chốt, còn 3 chốt dựng tạm từ những điểm mượn của nhà dân. Đường biên giới phức tạp, lực lượng chiến sỹ mỏng với các nhiệm vụ kép: vừa bảo về chủ quyền biên giới, vừa phòng chống dịch covid 19 trong điều kiện dịch bệnh kéo dài.
Những ngày đầu bùng phát dịch bệnh, anh em chiến sỹ còn nhận được rất nhiều sự động viên, hỗ trợ trang thiết bị y tế cơ bản như: dung dịch sát khuẩn, khẩu trang y tế… từ các nhà hảo tâm, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn. Nhưng do dịch bệnh kéo dài, nguồn hỗ trợ này không còn nên nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp, người nhập cảnh, người dân bên kia biên giới về nhiều, sẽ là vấn đề rất khó khăn để cán bộ chiến sỹ hỗ trợ khẩu trang, nước sát khuẩn cho dân và bảo vệ sức khoẻ cho chính mình”.
Một điểm chốt đã được bán kiên cố của Đồn biên phòng Bản Lầu
Chốt chặn mà chúng tôi dừng chân đã được xây dựng bán kiên cố bằng tôn, bên trong là những vật dụng thiết yếu như gường tầng sắt, hòm đựng đồ dùng cá nhân, dụng cụ nhà bếp… cho khoảng 6 người sinh hoạt. Những ngày hè nắng nóng 37-38 độ, nhà tôn nóng hầm hập, cán bộ chiến sỹ có khi phải lánh tạm vào bóng mát của cây cối.
“Nhưng vẫn còn tốt hơn nhiều so với lều bạt trước đây, nắng nóng khiến lều bạt toả ra toàn mùi cao su, không thể thở được, ngày mưa to gió lớn thì dột ướt, mùa đông thì rét cắt da cắt thịt”, chiến sỹ Nguyễn Văn Mão chia sẻ. Việc tuần tra canh gác đường biên cột mốc và kiểm tra phòng chống dịch qua việc ngăn chặn người nhập cảnh trái phép khiến cán bộ chiến sỹ căng mình 24/24, bằng cả đi bộ theo đường suối và xe máy trên đường nhựa, nhất là vào ban đêm. Hầu hết anh em chiến sỹ 3-4 tháng, có khi hơn một năm chưa được về thăm nhà.
Không chỉ với các chiến sỹ ở mọi miền quê khác nhau mà ngay cả với chiến sỹ người địa phương. “Cứ thấy ai chuẩn bị được về phép là chúng tôi thấy vui như mình sắp được về nhà vậy, nhưng hỏi có nhớ nhà không? Thì quả thực là không ai còn cảm giác nhớ nhà, bởi “cảm giác nhớ” từ lâu đã ẩn sâu, bọc kỹ trong lòng, chỉ đến khi trở về nhà với vợ với con, với anh em họ hàng nó mới vỡ oà ra thành niềm vui không thể tả xiết. Nhưng khi khoác ba lô lên vai, chỉ còn canh cánh nhiệm vụ của người lính”, chiến sỹ Hoàng Việt Khang chia sẻ. Mặc dù vậy, những người lính nơi biên giới rất lạc quan, họ chia sẻ với nhau từng niềm vui nhỏ nhỏ trong cuộc sống, tăng gia sản xuất và luôn là những người đồng hành giúp dân làm kinh tế, góp phần không nhỏ trong công cuộc xoá đói giảm nghèo ở địa phương.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.