“Đó là người làm kinh tế trang trại, vườn rừng hiệu quả và toàn diện, đáng để cho cựu chiến binh, bà con trong xã học tập, làm theo”.
Ông Nguyễn Thái Lan, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Quỳnh Tân (Quỳnh Lưu - Nghệ An), nhận xét về gương làm kinh tế của cựu chiến binh Nguyễn Cảnh Tân (xóm 14): “Đó là người làm kinh tế trang trại, vườn rừng hiệu quả và toàn diện, đáng để cho cựu chiến binh, bà con trong xã học tập, làm theo”.
Sau 3 năm làm nghĩa vụ quân sự (1984-1987 ở sư đoàn 324, Quân khu 4), ông Tân trở về quê hương sinh sống với bao khó khăn, vất vả. Hơn nữa, Quỳnh Tân lại là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Quỳnh Lưu, ông luôn trăn trở làm gì bây giờ khi đất nước vừa mới xóa bỏ cơ chế bao cấp, sự nghiệp đổi mới đang bắt đầu?
Với bản chất “Anh bộ đội cụ Hồ”, không khoanh tay cam chịu cảnh đói nghèo, ông Tân tự mày mò làm kinh tế vườn rừng. Sau nhiều năm thử nghiệm, có thành công, có thất bại…, năm 1996, ông mạnh dạn thuê của huyện 10,7ha đất đồi (đất lâm nghiệp) với thời hạn 50 năm. Đầu tiên, ông Tân trồng rau màu, chăn nuôi quy mô nhỏ để “lấy nhỏ nuôi lớn”, “lấy ngắn nuôi dài”. Sau đó, ông trồng cây keo, nuôi trâu, bò và làm trang trại chăn nuôi gà… Cứ phát triển tuần tự như vậy, ông Tân giờ đã là tỷ phú…
Năm 2019, ông Tân thu nhập từ trang trại chăn nuôi gà thịt khoảng 1,4 tỷ đồng; từ cây keo 300 triệu đồng, chăn nuôi trâu, bò và rau màu khoảng 100 triệu đồng. Với tổng doanh thu 1,8 tỷ đồng, trừ chi phí, ông thu lãi khoảng 1 tỷ đồng.
Từ năm 2010, ông Tân đã tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động với thu nhập bình quân 8 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay, khi đã tự động hoá phần lớn công việc ở trang trại, ông vẫn sử dụng 2 lao động với mức thu nhập 10 triệu đồng/người/tháng, mức thu nhập trong mơ với những người lao động nghèo nơi đây.
Từ làm ăn nhỏ lên làm ăn lớn, ông Tân không chỉ mở rộng quy mô sản xuất, điều làm cho nhân dân trong vùng cảm phục người cựu chiến binh này là, ông và những người con của mình đã sáng tạo, nghiên cứu, chuyển từ sản xuất thủ công từng bước sang tự động hoá trong sản xuất nông nghiệp: Khâu cho gà ăn, uống nước, nước tưới cho cây trước đây làm thủ công thì nay đều bằng máy móc hẹn giờ… Tất cả những kỹ thuật này đều do gia đình ông mua máy móc về và tự mày mò sáng chế ra… Riêng kinh nghiệm nuôi gà thịt hiệu quả cũng do con trai ông đi làm thuê trong TP. Hồ Chí Minh tự học hỏi trong thực tế rồi về áp dụng và đem lại hiệu quả cao.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…