Hiện, hoạt động tiêu thụ nông sản đang đi theo hướng cơ chế thị trường và phải thực hiện theo tiêu chuẩn của các nhà thu mua cũng như tiêu chuẩn của người tiêu dùng.
Ngày 29/7, tại TP. Cần Thơ, Cơ quan phía Nam - Hội Làm vườn Việt Nam phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Cần Thơ, Văn phòng Điều phối Nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL, Hiệp hội Rau quả Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn Thúc đẩy kết nối sản xuất với tiêu thụ nông sản và phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Với hơn 40 doanh nghiệp tại TP. HCM và các tỉnh đã giao lưu kết nối với hơn 70 doanh nghiệp, HTX tại TP. Cần Thơ.
Tại Diễn đàn, các doanh nghiệp cho rằng, để kết nối tiêu thụ, yêu cầu đối với nông sản phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật như: sản xuất theo quy trình VietGAP, LobalGAP hoặc tiến tới đạt tiêu chuẩn Organic. Ngoài ra, các sản phẩm muốn tiêu thụ và xuất khẩu sang các thị trường khó tính để đạt giá trị kinh tế cao thì cần đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật theo từng thị trường khác nhau, đảm bảo số lượng ổn định, chất lượng đồng đều, quy mô sản xuất lớn…
Tuy nhiên, đại diện hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và nông dân lại cho rằng, sản xuất nông sản theo các quy trình kỹ thuật như: áp dụng mô hình VietGAP, LobalGAP hoặc theo đúng các quy trình kỹ thuật mà các doanh nghiệp hướng dẫn đưa ra sẽ tốn rất nhiều chi phí, thời gian, công sức và rất khó áp dụng do chưa quen.
Theo ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Cần Thơ, mặc dù là thành phố trực thuộc Trung ương nhưng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn còn nhiều, chiếm trên 80% diện tích và thành phố còn trên 25% lao động trên lĩnh vực nông nghiệp.
Cần Thơ có trên 75.000 ha diện tích đất trồng lúa, sản lượng đạt khoảng 1,3 triệu tấn/năm. Cần Thơ cũng có trên 21.000 ha diện tích trồng cây ăn trái các loại, sản lượng đạt trên 170.000 tấn/năm, với các loại cây phổ biến gồm: xoài, sầu riêng, nhãn, vú sữa, mận...
Trên địa bàn Cần Thơ cũng hình thành nhiều vùng sản xuất cây ăn trái tập trung với quy mô từ hàng chục ha đến hàng trăm ha. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng như để tăng hiệu quả kinh tế, hiện nay diện tích đất trồng lúa trên địa bàn thành phố ngày càng thu hẹp để tăng diện tích cây ăn trái.
Ngành Nông nghiệp thành phố cũng như hầu hết nông dân trên địa bàn rất cần các doanh nghiệp liên kết xúc tiên tiêu thụ nông sản trên địa bàn chủ yếu là các loại cây ăn trái như sầu riêng, nhãn, xoài, mít, mận… Đây là những loại nông sản có sản lượng lớn và phổ biến ở Cần Thơ nhưng gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ trong thời gian qua do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19.
Ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, Chánh Văn phòng Điều phối nông nghiệp nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long cho biết, hiện nay, hoạt động tiêu thụ nông sản đang đi theo hướng cơ chế thị trường và phải thực hiện theo tiêu chuẩn của các nhà thu mua cũng như tiêu chuẩn của người tiêu dùng.
Tiêu thụ nông sản tùy vào tiêu chuẩn của từng quốc gia thu mua mà muốn bán được nông sản cho các quốc gia đó thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn đó. Mặt khác, muốn bán được sản phẩm phải có sự liên kết dù bằng lời nói hay hợp đồng bằng văn bản.
Người dân mong muốn các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng, chính quyền tiếp tục hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, cơ chế chính sách như cho vay đầu tư mua sắm trang thiết bị kỹ thuật, vật tư, phân bón và các doanh nghiệp khi tham gia ký kết thu mua sản phẩm nông sản đảm bảo nông dân có được lợi nhuận khá. Hiện, giá vật tư, phân bón tăng cao, trong khi giá bán thấp dễ dẫn đến thua lỗ…
Sáng ngày 30/7 tại huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ, Cơ quan phía Nam - Hội Làm vườn Việt Nam, cùng đoàn doanh nghiệp đã đi tham quan một số trang trại, HTX, nhà máy và trao tặng 20 suất học bổng cho các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất 1 ba lô, 10 cuốn tập và 1 triệu đồng.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.