Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 8 tháng 5 năm 2019 | 9:46

Thủy sản Việt Nam phát triển bền vững để có chỗ đứng tại châu Âu

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU năm 2018 đạt 275,8 nghìn tấn với giá trị 1,4 tỷ USD, đưa EU trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam.

thuy-san.jpg

Đại sứ Việt Nam tại Bỉ Vũ Anh Quang (thứ 2 bên phải) thăm gian hàng Việt Nam. (Ảnh: Kim Chung/TTXVN)

 

Trong 3 ngày từ 7-9/5, các doanh nghiệp Việt Nam đã tham dự Triển lãm thủy sản toàn cầu thường niên Brussels lần thứ 27 tại Vương quốc Bỉ, với phương châm chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững và tận dụng lợi thế để thủy sản của Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Liên minh châu Âu (EU).

Tại triển lãm năm nay, 25 gian hàng của các doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu đa dạng các loại thủy sản như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc... cả đông lạnh và các sản phẩm chế biến sẵn.

Ngay từ buổi khai mạc, các gian hàng của Việt Nam đã rất nhộn nhịp và thu hút được đông đảo khách hàng đến tìm hiểu sản phẩm và cơ hội hợp tác làm ăn.

Các doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị rất chu đáo cả về hàng hóa, thông tin liên quan cùng các giấy tờ chứng nhận để giới thiệu với khách tham quan và các đối tác.

Trong khuôn khổ triển lãm, phát biểu tại “Diễn đàn thủy sản Việt Nam-Triển vọng hợp tác,” Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khẳng định chiến lược phát triển các sản phẩm thủy sản mũi nhọn của Việt Nam như cá tra, tôm... theo hướng áp dụng công nghệ hiện đại, tập trung phát triển về chiều sâu, nâng cao chất lượng và giá trị, đa dạng hóa sản phẩm theo từng phân khúc thị trường, đảm bảo an ninh lương thực, dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và thúc đẩy ngành thuỷ sản phát triển bền vững.

 

Thuy san Viet Nam phat trien ben vung de co cho dung tai chau Au hinh anh 1
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến thăm gian hàng Việt Nam. (Ảnh: Kim Chung/TTXVN)
 

Cùng chia sẻ về vấn đề này, trả lời phóng viên, bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng Thư ký VASEP cho biết đối với các sản phẩm cá tra và tôm, các doanh nghiệp Việt Nam đã tuân thủ các tiêu chuẩn nuôi bền vững của thế giới trong việc kiểm soát từ con giống, dây chuyền sản xuất đến thành phẩm cuối cùng.

Đối với sản phẩm đánh bắt, Việt Nam đã tuân thủ quy định về đánh bắt hợp pháp của châu Âu. Còn về nuôi trồng, vấn đề truy xuất nguồn gốc là đặc biệt quan trọng.

Đây cũng là thách thức với các doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng được tiêu chí này. Về phần các doanh nghiệp lớn trong ngành, như các doanh nghiệp hàng đầu về các tra và tôm đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn châu Âu.

Ông Bùi Anh Dũng, Phó Tổng Giám đốc công ty Minh Phú cũng khẳng định việc đảm bảo chất lượng cao và đạt tiêu chuẩn sản xuất bền vững đã giúp doanh nghiệp đứng vững và đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường châu Âu.

Minh Phú đã đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất của EU, đạt được chứng nhận của các tổ chức uy tín như Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC), Global Gap, chứng nhận về sản phẩm nuôi trồng hữu cơ như EU Bio, Bio Suisse... nên rất tự tin trong việc cạnh tranh tại thị trường châu Âu.

Về phía khách hàng, Phó tổng giám đốc công ty Mitsui & Co châu Âu, Javier Cordova cho biết ông chọn đối tác Việt Nam vì các doanh nghiệp đã có sự cải thiện cả về kỹ thuật cũng như chất lượng sản phẩm.

Sản phẩm thủy sản của Việt Nam ngày càng được biết đến rộng rãi ở châu Âu và về phần mình, Mitsui &Co đã mua sản các phẩm tôm của Việt Nam từ nhiều năm nay. Các sản phẩm thủy hải sản của Việt Nam có giá cả cạnh tranh, chất lượng tốt và đây là điều rất quan trọng.

Theo ông, người tiêu dùng châu Âu rất quan tâm đến sức khỏe nên để tăng lượng bán vào thị trường này, Việt Nam cần tăng khả năng truy xuất nguồn gốc, người mua cần biết rõ sản phẩm đến từ đâu, các loại thức ăn chăn nuôi đã được sử dụng không được chứa dư lượng kháng sinh, và tốt nhất là sử dụng thức ăn hữu cơ trong nuôi trồng để phát triển bền vững lâu dài.

Cùng với việc nhấn vào mục tiêu phát triển bền vững, vấn đề đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản với giá trị gia tăng cao đang là một xu hướng chung của Triển lãm Brussels năm nay.

Việc ngày càng có nhiều công ty Việt Nam chú trọng vào các mặt hàng thủy sản đã qua chế biến mang hàm lượng giá trị gia tăng cao là một điểm mới tại triển lãm năm nay khi mà nhu cầu về sản phẩm này trên thị trường châu Âu ngày càng tăng.

Bà Trần Hương, công ty Trangs UK Ltd, cho biết Việt Nam có nhiều công ty cung cấp các sản phẩm chế biến sẵn mang giá trị gia tăng nên tính cạnh tranh cao. Doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt cả về giá và chất lượng sản phẩm.

Riêng công ty Trangs UK Ltd, từ khi bắt đầu bước chân vào ngành thủy sản, đã xác định là luôn phải thay đổi và làm mới các sản phẩm của mình. Bà Hương đánh giá việc Việt Nam có nguồn nguyên liệu dồi dào về thủy hải sản cũng như về rau củ là thuận lợi lớn cho việc đa dạng sản phẩm, và các doanh nghiệp cần đa dạng hóa để có vị trí vững chắc trên thị trường EU.

Với nhiều hoạt động giới thiệu sản phẩm cùng với các diễn đàn và hội thảo bên lề Triển lãm hàng đầu thế giới này, ngành thủy sản Việt Nam đã chứng tỏ nỗ lực của mình trong việc thúc đẩy quảng bá nhằm tăng cường khả năng chiếm lĩnh thị trường EU.

Thông qua các hoạt động đa dạng và bổ ích này, các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các doanh nghiệp, thương nhân cũng như các Hiệp hội ngành hàng của các nước có cơ hội được cung cấp và trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối hợp tác doanh nghiệp, nhận diện các khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ, đồng thời đề xuất các giải pháp bền vững nhằm đẩy mạnh khả năng tiêu thụ, trao đổi các mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU.

EU hiện là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng đối với các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Đây cũng là thị trường chính của thuỷ sản Việt Nam từ hàng chục năm qua và có nhiều triển vọng trong tương lai.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU năm 2018 đạt 275,8 nghìn tấn với giá trị 1,4 tỷ USD, con số này đưa EU trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm trên 16,7% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này của cả nước.

Bên cạnh đó việc phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới đang được kỳ vọng là sẽ có thể giúp gia tăng xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của Việt Nam vào thị trường châu Âu thông qua việc cắt giảm thuế./.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top