Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 16 tháng 3 năm 2020 | 16:59

Tin Ngư nghiệp: Nghệ An sắm đèn “siêu sáng” tiền tỷ để dụ cá

Để tăng sản lượng đánh bắt cá, ngư dân Nghệ An đã chi tiền tỷ để sắm đèn công suất lớn dụ cá.

Ngư dân huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã chi hàng trăm triệu, đến cả tỷ đồng, mua sắm các dàn bóng đèn công suất lớn, để dẫn dụ cá, tăng sản lượng đánh bắt.

 

ca-331.jpg

Nhờ tăng hệ thống ánh sáng, ngư dân Quỳnh Lưu đánh bắt hiệu quả cao. Ảnh: Xuân Hoàng.

 

Hiện, đội ngũ tàu thuyền của huyện Quỳnh Lưu ngày càng phát triển theo hướng hiện đại hóa, cùng với mua sắm thiết bị điện tử, ngư dân đã đầu tư hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng, để lắp đặt dàn bóng đèn công suất lớn trên tàu.

Anh Hà Đức Ngọc, thôn Tiến Mỹ, xã Tiến Thủy, cho biết: Ánh sáng đèn rất quan trọng trong việc dẫn dụ đàn cá, do vậy, trong 2 năm nay anh đã trang bị cố định 2 bên mạn và đuôi tàu của mình, 250 bóng đèn siêu sáng, đèn Led, tổng công suất 250.000w, tăng 150 bóng so với trước đây. Với chi phí đầu tư 2 triệu đồng/bóng siêu sáng và 4,3 triệu đồng/bóng đèn Led.

Với cường độ ánh sáng mạnh, tập trung kết hợp với kỹ thuật, kinh nghiệm trong khai thác nên anh Ngọc và các thuyền viên gặp nhiều thuận lợi, trong việc đánh bắt cá. Nhờ đó, sản lượng hải sản của anh đạt  3 - 5 tấn cá hố, và mực xuất khẩu, thu  300 - 400 triệu đồng. So trước đây tăng 1 - 2 tấn/chuyến.

Anh Hồ Quốc Việt, xã Tiến Thủy đóng mới năm 2013, công suất 800 CV, trị giá hơn 4 tỷ đồng, nhưng thời điểm đó, tàu của anh chỉ mới trang bị 40 bóng đèn. Gần đây, anh đã đầu tư hơn 580 triệu đồng để lắp 70 bóng đèn Led, 140 bóng đèn siêu sáng. Đồng thời, sử dụng 2 máy phát điện chạy bằng dầu để đánh bắt cá cơm, cá hố, mực.

Anh Việt chia sẻ: Ban đêm cá thường chuyển động vòng tròn quanh nguồn sáng. Ánh sáng càng tốt, càng thu hút đàn cá về tàu của mình nhiều hơn. Lúc này, áp dụng các công nghệ trong khai thác hải sản, tàu của anh đánh bắt thuận lợi, hiệu quả hơn.

Huyện Quỳnh Lưu có gần 1.200 phương tiện tàu thuyền, công suất bình quân 260 CV/tàu. Trước đây các tàu chỉ có 30 - 50 bóng đèn siêu sang, thì nay có tàu 500 bóng đèn, trung bình 200 - 300 bóng/ 1 tàu.

Đặc biệt, trong 3 năm gần đây, Quỳnh Lưu đã có 30 tàu công suất lớn, chủ yếu ở Tiến Thủy và Quỳnh Nghĩa, mạnh dạn đầu 50 - 100 bóng đèn Led.

Ông Bùi Xuân Trúc - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu, cho biết: Đặc thù ở Quỳnh Lưu là khai thác hải sản, kết hợp với ánh sáng, cho nên các tàu thường lắp đặt nhiều bóng đèn, nhất là bóng đèn Led. Một con tàu nếu lắp đặt hoàn thiện hệ thống bóng Led, cần chi 1 tỷ đồng.

Hiện, trên địa bàn huyện đã có một số mô hình của Sở Khoa học và Công nghệ, các tàu được hỗ trợ 50% giá trị bóng, nhưng giới hạn trong vòng 50 - 100 bóng. Còn huyện đang đề xuất với tỉnh, trong chính sách hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao vào khai thác hải sản, thì bổ sung thêm chính sách lắp đặt bóng đèn Led, nhằm giảm thiểu tác động môi trường, và nâng cao năng suất cho người dân.

Quảng Ngãi: Hoạt động kém hiệu quả, "tàu 67" chuyển nghề 

Trái với kỳ vọng của ngư dân, một số “tàu 67” khai thác hải sản kém hiệu quả, nên đã được cải hoán, chuyển sang một số nghề khai thác có hiệu quả hơn...

Thực hiện Nghị định 67 (nay là Nghị định 17), toàn tỉnh có 64 tàu cá (11 tàu vỏ thép, 52 tàu vỏ gỗ và 1 tàu vỏ composite) được đóng mới, từ nguồn vốn vay ưu đãi.

 

qn-69.jpg

 Hoạt động kém hiệu quả, “tàu 67” đã chuyển nghề

 

Song, hiện có 6 tàu vỏ thép, và hàng chục tàu vỏ gỗ, công suất lớn, hoạt động chủ yếu nghề lưới chụp, lưới vây, lưới rê, dịch vụ hậu cần, làm ăn kém hiệu quả, khiến ngư dân gặp rất nhiều khó khăn, nhiều hộ không trả được nợ ngân hàng.

Vì vậy, một số “tàu 67” đã được ngư dân cải hoán, chuyển đổi nghề, phần lớn là hành nghề lưới vây, kiêm chụp mực; hoặc lưới rê, lưới rê hỗn hợp, kiêm chụp mực, câu mực. 

“Tàu công suất gần 850CV, vốn đầu tư trên 15 tỷ đồng, chủ yếu là vốn vay ngân hàng. Sau 3 năm hành nghề lưới rê, tàu liên tục lỗ tổn, thu không đủ chi. Vì vậy, tôi cải hoán, chuyển đổi nghề lưới rê kiêm chụp mực khơi, để tiếp tục vươn khơi bám biển, kiếm tiền trả nợ ngân hàng”, ông P.T.T, ở xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi) cho biết.

Ngư dân Lê Thanh Điểu, ở xã Bình Thạnh (Bình Sơn), dù tàu chưa hạ thuỷ, cũng đề nghị Chi cục Thủy sản tỉnh, hướng dẫn thủ tục chuyển đổi, để hành nghề lưới vây, kiêm chụp mực.

“Nghề biển ngày càng khó, chi phí biển lại cao, nên hành nghề đơn lẻ rất dễ thua lỗ. Vì vậy, tôi vừa chụp mực kiêm lưới vây, để đảm bảo và nâng cao hiệu quả khai thác”, ông Điểu lý giải.  

Ngoài nguồn lợi suy giảm, khan hiếm lao động, nguyên nhân khiến “tàu 67” khai thác hải sản kém là do ngư dân chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật trong vận hành và quản lý. Vốn quen sử dụng tàu công suất nhỏ và vừa, kỹ thuật khai thác truyền thống, nên khi vận hành tàu công suất lớn, trang thiết bị hiện đại, ngư cụ cồng kềnh, thì ngư dân chưa quen, dẫn đến khó khăn trong việc quản lý và sử dụng.

Ví như tàu hành nghề lưới rê hỗn hợp, vì dàn lưới quá dài (gần 20km), lại nặng, nên ngư dân gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình quăng, kéo lưới, dẫn đến hiệu quả khai thác thấp. Chính vì vậy, những nghề mà chủ "tàu 67" chuyển sang hoạt động theo dạng "kiêm nhiệm" thường là nghề có phương thức và ngư lưới cụ truyền thống như: Chụp mực, câu mực...

Tuy nhiên, chi phí cải hoán tàu rất lớn, từ 1 - 3 tỷ đồng. Vì vậy, hầu hết các chủ “tàu 67” không đủ nguồn lực để đầu tư, mà chỉ bổ sung ngư lưới cụ, rồi hoạt động “kiêm nghề”. Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, việc làm trên là “ngư dân tự làm khó mình”.

Nếu phát hiện chủ tàu hành nghề không đúng giấy phép đăng ký khai thác thủy sản, thì ngoài việc bị xử phạt nặng, theo Nghị định 42, Chi cục Thủy sản tỉnh cũng sẽ kiến nghị UBND tỉnh, xem xét cân nhắc đến việc hỗ trợ dầu theo Quyết định 48.

Ngoài ra, khi tàu bị rủi ro, đơn vị bảo hiểm cũng sẽ từ chối đền bù thiệt hại, nếu phát hiện chủ tàu hoạt động không đúng ngành nghề đã đăng ký.

Do đó, để tránh những rủi ro, thiệt hại, Chi cục Thủy sản tỉnh khuyến cáo, nếu chủ "tàu 67" có nhu cầu cải hoán, chuyển đổi nghề, nhất thiết phải thông báo với đơn vị, để được hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện đầy đủ các thủ tục theo đúng quy trình.

Theo đó, trước khi cải hoán tàu cá, chủ tàu phải gửi đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật đến cơ sở đăng kiểm... Sau khi hoàn thành cải hoán, chủ tàu gửi hồ sơ đến Chi cục Thủy sản tỉnh, thực hiện đăng ký lại tàu cá, và cấp giấy phép khai thác thủy sản theo quy định. 

Bình Định: Hiệu quả từ chuỗi liên kết tiêu thụ cá ngừ đại dương       

Cá ngừ đại dương là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành Thủy sản Bình Ðịnh. Hiện, tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện chuỗi liên kết khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ đại dương.

Bình Định đã thành lập 3 chuỗi liên kết, nhằm giúp ngư dân tiếp cận công nghệ tiên tiến trong đánh bắt, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đại dương (CNĐD), gồm: Chuỗi khai thác CNĐD theo công nghệ Nhật Bản; chuỗi khai thác, tiêu thụ CNĐD của tàu lưới vây; chuỗi liên kết giữa chủ tàu - DN - cơ sở mua gom CNĐD.

 

c-n-191.jpg

 Tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân Hoài Nhơn   

 

Ông Nguyễn Văn Việt (xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn), chủ 2 tàu cá làm nghề câu CNĐD, chia sẻ: “Trước đây, ngư dân đánh bắt CNĐD chủ yếu bằng nghề câu vàng, nay chuyển sang câu tay, kết hợp ánh sáng và áp dụng quy trình Nhật Bản, hoặc một phần quy trình này trong khai thác - xử lý - bảo quản, đó là dùng máy tạo xung giết cá, sau đó chọc xả tiết, chọc tủy, loại bỏ nội tạng, rửa sạch cá rồi ngâm lạnh, và đưa vào hầm đá để ướp, giúp chất lượng cá tốt hơn, tăng hiệu quả kinh tế”.

Ngư dân Bùi Thanh Ninh (xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn), cho hay: “Đội tàu của tôi gồm 12 chiếc làm nghề lưới vây CNĐD theo chuỗi liên kết. Hàng ngày, tôi ở nhà theo dõi, liên lạc các tàu trong đội, để điều phối đánh bắt, phân công tàu vận chuyển về bờ tiêu thụ. Thu nhập của các thành viên phụ thuộc vào kết quả khai thác của tàu mình, và có sự dung hòa với thu nhập của cả đội tàu”.

Nhiều DN xuất khẩu thủy sản trong tỉnh, và các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa thực hiện chuỗi liên kết giữa chủ tàu - DN - cơ sở mua gom, với cam kết mua gom sản phẩm CNĐD của ngư dân Bình Định, để chế biến, xuất khẩu.

Ông Trần Văn Hồi, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Phước Tiến (xã Tam Quan Bắc), cho biết: “Công ty mua gom CNĐD cho DN ở Khánh Hòa, trung bình 45 - 50 tàu câu CNĐD/tháng, của ngư dân Hoài Nhơn, với sản lượng 6 - 7 tấn/tháng. Năm 2019, công ty bảo quản sản phẩm công nghệ nano UFB, để giữ độ tươi cho cá tốt hơn, đã định hướng sẽ mua gom, chế biến và xuất khẩu sản phẩm CNĐD trong thời gian tới”.

Việc triển khai các chuỗi liên kết trên, đã đạt kết quả tích cực. Song, vẫn còn nhiều DN chưa thể hiện vai trò trung tâm liên kết với ngư dân; đội tàu đánh bắt nhiều, nhưng quy mô sản xuất manh mún, thiếu bền vững… Do đó, cần có giải pháp để phát triển nghề khai thác CNĐD bền vững.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Châu, nhấn mạnh: Tỉnh khuyến khích DN đầu tư chế biến, xuất khẩu thủy sản; tuyên truyền ngư dân tham gia chuỗi liên kết, để nâng cao năng lực sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

Đặc biệt, Bình Định đang triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu, phát triển ngành Thủy sản bền vững.

 

 

An Như (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top